Cây Đỗ Trọng Bắc: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây gỗ, cao khoảng 10-12m. Lá mọc cách, hình trứng rộng, đầu lá rộng, mép lá có răng cưa. Vỏ thân và lá đều có nhựa mủ trắng, khi bẻ gãy và kéo dài ra thành những sợi tơ nối giữa các sợi gãy. Hoa đơn tính khác gốc. Quả hình thoi, màu nâu. Ngoài ra trong nhân dân còn dùng 1 số cây loài Euconymus gọi là Đỗ trọng nam.

 
CÂY ĐỖ TRỌNG BẮC

Tên khoa học: Eucommia ulmoides
Họ khoa học: Eucommiaceae (Họ Đỗ trọng)

1. Đặc điểm thực vật:

Cây gỗ, cao khoảng 10-12m. Lá mọc cách, hình trứng rộng, đầu lá rộng, mép lá có răng cưa. Vỏ thân và lá đều có nhựa mủ trắng, khi bẻ gãy và kéo dài ra thành những sợi tơ nối giữa các sợi gãy. Hoa đơn tính khác gốc. Quả hình thoi, màu nâu.
Ngoài ra trong nhân dân còn dùng 1 số cây loài Euconymus gọi là Đỗ trọng nam.

2. Bộ phận dùng:

Vỏ thân thu hái vào mùa Xuân và Hạ, bóc vỏ về ép thẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày khi mặt trong tím đen đem phơi hay sấy khô, độ ẩm không quá 6%, tạp chất không quá 1%.

3. Thành phần hóa học:

Vỏ có chứa nhựa 70%, guttapecha, glycosid, protid, lipid, tinh dầu.

4. Công dụng:

Chống viêm chữa thấp khớp, suy giảm nội tiết, thận hư, liệt dương, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối.

5. Cách dùng - liều dùng:

Dùng dạng thuốc sắc, thuốc rượu, hoàn tán (trường hợp âm hư hỏa vượng không dùng).
 
 

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược