Cây Lựu: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây nhỡ, cành mềm, cao khoảng 3 - 4m. Lá mọc đối, phiến lá đơn nguyên, cuống lá ngắn. Hoa mọc ở đầu cành, màu đỏ tươi. Quả mọng, vỏ dày, đài còn tồn tại trên vỏ, khi chín có màu vàng đỏ. Trong có nhiều hạt, áo hạt ăn được.

4. CÂY LỰU:

Tên khoa học: Punica granatum

Họ khoa học: Punicaceae ( Họ Lựu )

1. Đặc điểm thực vật:

Cây nhỡ, cành mềm, cao khoảng 3 - 4m. Lá mọc đối, phiến lá đơn nguyên, cuống lá ngắn. Hoa mọc ở đầu cành, màu đỏ tươi. Quả mọng, vỏ dày, đài còn tồn tại trên vỏ, khi chín có màu vàng đỏ. Trong có nhiều hạt, áo hạt ăn được.

2. Bộ phận dùng:

vỏ rễ.

3. Thành phần hóa học:

@ Vỏ rễ: có Alcaloid là pelletierin, isopelletierin, pseudopelletierin, tanin, chất màu.

@ Dịch quả: acid citric, acid malie, glucose, frutose, maltose...

4. Công dụng:

Vỏ rễ trị sán dây, lỵ amibe.

5. Cách dùng - liều dùng:

@ Trị sán dây dùng 20 - 60g vỏ rễ Lựu cùng với Đại hoàng, hạt Cau, dùng dưới dạng thuốc sắc.

@ Lỵ amibe: vỏ quả 15 - 30g, dạng thuốc sắc ( phụ nữ có thai không nên dùng ).


Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược