Cây Mơ: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây nhỡ, cao khoảng 3-4m. Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, đầu lá nhọn, mép lá có khía răng cưa. Hoa màu trắng, ra trước khi mọc lá. Quả hạch, hình cầu, có lông mịn, khi chín có màu vàng, trong chứa 1 hạt dẹt màu nâu.


 

7. CÂY MƠ:

Tên khoa học: Armeniaca vulgaris

Họ khoa học: Rosaceae (Họ Hoa Hồng)

1. Đặc điểm thực vật:

Cây nhỡ, cao khoảng 3-4m. Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, đầu lá nhọn, mép lá có khía răng cưa. Hoa màu trắng, ra trước khi mọc lá. Quả hạch, hình cầu, có lông mịn, khi chín có màu vàng, trong chứa 1 hạt dẹt màu nâu.

2. Bộ phận dùng:

- Quả mơ: thu hái vào mùa hạ, dùng để chế ô mai ( bạch mai, diêm mai). Quả thu hái về phơi ở chỗ mát cho héo, sau đó trộn với muối ăn, cho vào vại sành, muối 3 ngày 3 đêm vớt ra phơi tái, muối tiếp lần 2 trong 1 ngày 1 đêm, sau đem phơi cho tới khi muối khô thành 1 lớp trắng trên quả là được.

- Hạnh nhân: là nhân hạt mơ phơi hay sấy khô, để ép lấy dầu, chế nước cất hạt nhân.

3. Thành phần hóa học:

- Qủa có acid hữu cơ như acid citric, acid tartric, carotenoid, vitamin A, B15.

- Nhân hạt mơ có dầu béo, glycisid, acid cyanhdric.

4. Công dụng:

- Quả mơ muối có tác dụng sát khuẩn, nhuận phế, chữa viêm họng, ho tức ngực, khó thở, trừ đờm.

- Nước cất hạnh nhân chữa ho, khó thở.

- Dầu nhân hạt mơ làm thuốc nhuận tràng, dầu gội đầu.


Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược