Cây Ngải Cứu: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây thảo, cao khoảng 40 - 90cm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, lá xẻ lông chim 1 hoặc 2 lần, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro, có nhiều lông nhỏ trắng mịn như nhung. Hoa tự đầu, hợp thành bông màu vàng lục nhạt. Quả bế nhỏ.

 
3. CÂY NGẢI CỨU :

Tên khoa học : Artemisia vulgaris

Họ khoa học : Asteraceae ( Họ Cúc )

1. Đặc điểm thực vật :

Cây thảo, cao khoảng 40 - 90cm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, lá xẻ lông chim 1 hoặc 2 lần, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro, có nhiều lông nhỏ trắng mịn như nhung. Hoa tự đầu, hợp thành bông màu vàng lục nhạt. Quả bế nhỏ.

2. Bộ phận dùng :

Toàn cây thu hái về bỏ gốc, rễ.

3. Thành phần hóa học :

Ngải cứu có tinh dầu, trong tinh dầu có cineol, thuyon...

4. Công dụng :

Chữa kinh nguyệt không đều, băng huyết, bạch đới, phong thấp, ghẻ lở...

5. Cách dùng - liều dùng :

* Ngải cứu dùng 6 - 12g/ngày dạng thuốc sắc.

* Điều kinh hoàn chữa kinh nguyệt không đều, ngày 2 lần mỗi lần 3 - 6g.

* Thủy châm : tiêm B12 vào đúng huyệt cần châm.
 

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược