Cây Thiên Niên Kiện: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây thảo, sống nhiều năm, thân mọc bò, màu nâu xanh, khi cắt có xơ cứng. Lá to, ngọn hình mũi mác, gốc hình tim, cuống lá dài và mềm, có bẹ. Hoa tự bông mo, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, không có bao mo. Quả mọng khi chín màu đỏ. Cây thường mọc hoang ở vùng trung du hoặc miền núi.

 
CÂY THIÊN NIÊN KIỆN

Tên khoa học: Homalomena aromatica
Họ khoa học: Araceae (Họ Ráy)

1. Đặc điểm thực vật:

Cây thảo, sống nhiều năm, thân mọc bò, màu nâu xanh, khi cắt có xơ cứng. Lá to, ngọn hình mũi mác, gốc hình tim, cuống lá dài và mềm, có bẹ. Hoa tự bông mo, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, không có bao mo. Quả mọng khi chín màu đỏ. Cây thường mọc hoang ở vùng trung du hoặc miền núi.

2. Bộ phận dùng:

Thân rễ thu hoạch vào mùa thu đông, chặt từng đoạn dài khoảng 20-27cm, sấy nhan ở 50 độ C, cho khô mặt ngoài, làm sạch vỏ, bỏ rễ con, phơi hay sấy khô ở 50-60 độ C, độ ẩm không quá 14%. Lát cắt có màu nâu đỏ.

3. Thành phần hóa học:

Chủ yếu là tinh dầu, dược liệu phải chứa ít nhất là 0,25% tinh dầu. Tinh dầu chứa Linalol, limonen, acid hữu cơ.

4. Công dụng:

Chữa phong hàn, tê thấp, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp tê bại.

5. Cách dùng - liều dùng:

- Dạng thuốc sắc, thường dùng 6-12g/ngày, người âm hư, nội nhiệt, táo bón thì không nên dùng.

- Dạng thuốc rượu bổ huyết trừ phong, chai 500ml, chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp, tê bại tay chân, uống trước mỗi bữa ăn 30ml hoặc trước khi đi ngủ.

 

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược