Hội thảo khoa học Vesak LHQ 2017: Giáo lý Phật giáo về công bằng xã hội và hòa bình bền vững

Uỷ ban Vesak Liên Hợp Quốc, các nhà lãnh đạo Phật giáo lãnh đạo Phật giáo thế giới và Ủy ban Quốc tế Ngày Vesak LHQ đã nhất trí tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tại Vương quốc Phật giáo Sri Lanka năm 2017. Sự kiện sẽ diễn ra vào các ngày 11-13/05/2017 (16-18/04/Đinh Dậu/PL.2561).
Ngày 14/05/2017, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế "Bandaranaike Memorial International Conference Hall" (BMICH), Colombo, thành phố lớn nhất và là thủ đô thương mại của Sri Lanka, với sự hiện diện của Tổng thống Cư sĩ Maithripala Sirisena, Tổng thống Sri Lanka, Tổng thống Ấn Độ, Narendra Modi và các đại biểu trong nước và quốc tế khác tham gia. 
 
Hơn 2.000 đại biểu, Chư tôn đức Tăng già, Phật giáo đồ, các nhà lãnh đạo chính trị đến từ các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Lào, Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ và các nước khác tham dự sự kiện này.


 
Hội thảo khoa học Vesak LHQ 2017 “Giáo lý Phật giáo về Công bằng xã hội và hòa bình bền vững” là một chủ đề kịp thời không chỉ riêng Phật giáo mà vì thế giới nói chung. Thế giới ngày nay đa văn hóa, đa ngôn ngữ và nhiều dân tộc, người ta đang tìm kiếm các giá trị của hòa bình, trong đó các quan niệm của Phật giáo rất hữu ích, giúp cho nhân loại tìm kiếm các giải pháp kiến thiết căn bản để có được hạnh phúc đó.

Những kim ngôn khẩu ngọc của đức Phật giảng dạy không ngoài việc giải quyết tất cả những gì mâu thuẫn, khổ đau trong cuộc sống của nhân sinh xã hội. Hướng dẫn gia đình sống một cách hoàn hảo, mỗi cuộc sống xã hội tận hưởng những gì chúng ta có được từ những phương tiện chính đáng. Những người quy y đạo Phật với mục đích cuối cùng là chấm dứt khổ đau, muốn có cuộc sống hạnh phúc, mãn nguyện trong tự do bình đẳng và đáp ứng mọi nghĩa vụ xã hội. Đức Phật đã nhấn mạnh đến những vấn đề thường sẽ xảy ra tương tự các khái niệm hiện đại như công bằng, đặc biệt là khái niệm công bằng xã hội.
 
Kinh Kanhakatthala đã chỉ rõ, khi người ta có cơ hội bình đẳng bất kể đẳng cấp, tín ngưỡng hay các thông số xã hội khác, họ sẽ làm tốt như nhau.
 
Giáo lý đức Phật chú trọng đến những nhóm người với những mục đích và nhu cầu khác nhau trong xã hội.
 
Hòa bình nội tại và hòa bình ngoại tại
 
Trong Phật giáo, hòa bình, liên quan chặt chẽ với công lý, được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm của hòa bình nội tại và ngoại tại, và hòa bình với tư cách là không có mâu thuẫn; hòa bình với tư cách là một phẩm chất tích cực của các nhân vật và xã hội. Để đảm bảo hòa bình được duy trì thì các cá nhân sở hữu hòa bình nội tại cần thiết được phát triển bằng chính niệm. 
 
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Phật giáo bỏ mặc các phương diện xã hội và phương pháp cấu trúc hòa bình được bảo đảm trong đại thể rộng lớn như xã hội, dân tộc và cuối cùng là toàn thế giới. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, trao quyền ưu tiên cho hòa bình và hiểu biết giữa các tôn giáo, giữa các cộng đồng tín đồ tôn giáo là vấn đề cốt yếu. Đây chính là nghĩa vụ của Phật giáo đồ để làm sáng tỏ những nhận thức sâu sắc của đức Phật về công bằng xã hội và hòa bình, làm phong phú thêm những kinh nghiệm lịch sử vĩ đại của các xã hội Phật giáo ở Nam Á, Đông Nam Á, nơi Phật giáo đã được tu tập bởi hàng trăm triệu Phật giáo đồ trong suốt hơn 25 thế kỷ qua.
 
Sự thịnh vượng về kinh tế của các cộng đồng Phật giáo
 
Phía sau những mối quan tâm của Phật giáo đối với công bằng và hòa bình chính là sự thịnh vượng của tất cả chúng sinh trong đó sự thịnh vượng kinh tế mà thiếu vắng ý niệm thịnh vượng cho toàn thể thì nói sẽ mất đi tầm quan trọng của nó.
 
Hiện tại, tất cả các cộng đồng Phật giáo cần những thảo luận học thuật sâu sắc hơn về kinh tế và khám phá những khả năng thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của tất cả cộng đồng Phật giáo. 
 
Lời nguyện cầu bất diệt của Phật giáo: “Nguyện cho tất cả chúng sinh đều an lạc- sabbe satta bhavantu sukhisatta” là ví dụ điển hình cho khát vọng thịnh vượng cho tất cả chúng sinh.
 
Dựa vào quan điểm này, Hội thảo sẽ tập trung vào bốn chủ đề:
 
1. Công bằng xã hội và tự nhiên từ quan điểm Phật giáo
 
2. Sự hiểu biết liên tôn giáo của tương lai chung đối với nhân loại
 
3. Diễn đàn Phật giáo về kinh tế và phát triển du lịch văn hóa
 
4. Mạng lưới truyền thông Phật giáo quốc tế
 
Hội thảo sẽ dành một phiên toàn thể cho các báo cáo liên quan đến những khía cạnh đa dạng của công bằng xã hội, các phiên thảo luận bàn tròn sẽ được tổ chức cho mỗi chủ đề của hội thảo.
 
Vân Tuyền (Nguồn: Study Copter)