Khóa tu "Một ngày an lạc" lần thứ 4 nhân mùa An cư kiết hạ PL.2561 tại huyện A Lưới

Sáng ngày 14/6, (01/5/Mậu Tuất) tại Niệm Phật đường Sơn Thủy (thôn Quảng Phú, xã Sơn Thủy) đã diễn ra khóa tu Bát Quan trai lần thứ 4 đến với đồng bào Phật tử huyện A Lưới nhân mùa An cư kiết hạ PL.2562.
Trong khóa tu này, nhân mùa An cư kiết hạ năm Mậu Tuất - Phật lịch 2562, Đại đức Thích Tâm Phương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện A Lưới đã chia sẻ pháp thoại đến quý Đạo hữu đề tài “Ý nghĩa an cư kiết hạ”, Tại đây, Đại đức chia sẻ đến đại chúng: Sau khi đức Phật thành đạo và bắt đầu thành lập Tăng đoàn ở Lộc Uyển, Ngài chưa đặt ra vấn đề cấm túc an cư. Sau đó, Tăng đoàn phát triển và đức Phật bắt đầu đi truyền giáo từ xứ này sang xứ khác theo chủ trương Tỳ kheo không ngủ dưới một gốc cây hai đêm, không ăn cơm một nhà hai lần.
 
Tuy nhiên, đến mùa mưa năm thứ 9 ở Ấn Độ (kể từ khi đức Phật thành lập Tăng đoàn) bị thiên tai lụt lội lớn nhất, khiến cho các Tỳ kheo trên đường truyền giáo bị mất y bát hoặc bịnh tật, thậm chí có vị phải hy sinh thân mạng.

An cư kiết hạ là truyền thống có giá trị rất thiết yếu trong Phật giáo. Truyền thống này đã có từ thời đức Phật. Nhưng thực ra, pháp an cư không phải đức Phật là người đầu tiên chế định, mà Ngài đã tùy thuận theo truyền thống vốn có của xã hội Ấn Độ đương thời và áp dụng cho hàng đệ tử xuất giacủa mình. Duyên khởi của sự việc này chúng ta có thể tìm thấy nơi luật Tứ phần:

Nhân một lần đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ nhóm sáu Tỳ-kheo trong ba mùa xuân, hạ và đông đều du hành trong nhân gian. Gặp lúc trời mưa vào mùa hạ, y bát, ống đựng kim… của họ bị nước cuốn trôi. Họ lại dẫm đạp lên cỏ non và các loại côn trùng sinh trưởng trong mùa mưa, đoạn diệt đi mạng sống của chúng. Điều này đã bị các cư sĩ chỉ trích, rằng các Sa môn Thích tử không biết hổ thẹn, bên ngoài nói biết chánh pháp nhưng thực ra không biết chánh pháp. Các tu sĩ ngoại đạo còn có ba tháng an cư, còn các Thích tử trong ba mùa đều du hành trong nhân gian. Ngay cả mùa mưa nước lớn cũng du hành, khiến y bát bị trôi, lại dẫm đạp, hủy hoại cỏ non và các loài khác. Loài chim, côn trùng còn có hang tổ là trú xứ nghỉ ngơi của chúng, còn các Sa môn Thích tử không được như thế.

Một số hình ảnh ghi nhận được:



Sám hối lục căn







Cung thỉnh Đại đức Trưởng Ban Trị sự quang lâm





Đại đức Thích Tâm Phương niêm hương bạch Phật



































Lễ Quá đường









































Phát cháo tại bệnh viện
















 

Tác giả bài viết: Ban TT TT GHPGVN huyện A Lưới