TP. HCM: Thiền viện Vạn Hạnh tổ chức Lễ Húy nhật cụ Trừng Tuệ - Đinh Văn Chấp (1883 - 1953)

Với tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật, chư Tăng và Phật tử cùng thế quyến tại Thiền Viện thành tâm đốt nén hương tưởng niệm, Cụ Đại học sĩ Đinh Văn Chấp người đã sanh ra cho đời một bậc Long Tượng Thiền Môn một nhà nhà giáo dục lỗi lạc, một nhà phiên dịch kinh tạng Nikaya và nhiều trước tác mang tính văn học cho Phật giáo nước nhà.
Sáng ngày 16.10 Ất Mùi tại Thiền Viện Vạn Hạnh, số 750 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh chư Tăng và Phật tử Thiền viện đã trang nghiêm tổ chức lễ kỷ niệm húy nhật Thân sinh của Cố Trưởng lão Hòa thượng Viện Chủ - Cụ Đại học sĩ Đinh Văn Chấp, pháp danh Trừng Tuệ (1883 - 1953).

Cụ Ông sinh quán Nghệ An trong gia đình Nho Giáo Khoa bảng, năm 1912 cụ đỗ cử nhân, năm sau 1913 Triều Duy Tân năm thứ 7, đỗ Tiến sỹ Hoàng Giáp. Khoa thi này không có đệ nhất giáp tiến sĩ, chỉ “Ban đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân một người: Đinh Văn Chấp”. Sau đó cụ được bổ nhiệm chức Đốc học ở Quảng Nam.

Trong công việc, cụ là người mẫn cán rất được nễ vì, nhưng trên bước đường làm quan cụ chịu nhiều gian nan, cay đắng. Là một vị khoa bản có nhân cách, không chịu được thói xu nịnh lăng loàn của số kẻ vô liêm sỉ có chức trọng quyền cao, đã nhiều lần ông tỏ thái độ bất hợp tác và bị dèm pha, kèn cựa.

Năm 1919, nhà nước bỏ chế độ thi cử, chức đốc học coi như không còn, nên năm 1920, cụ Đinh Văn Chấp được bổ làm Tri phủ Vĩnh Linh (Quảng Trị). Sau đó được chuyển vào làm Tri phủ Hòa Đa (Bình Thuận).
 
Năm 1922 nhậm chức Tri phủ Bồng Sơn (Hồi Nhơn) rồi Tri phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) sau thay chức Án sát Khanh Hòa.
 
Năm 1934 cụ giữ chức Án sát Hà Tĩnh, Thăng Bố Chánh Hà Tĩnh, rồi  Tuần Vũ Quảng Ngãi. Hai năm sau, ông được bổ về giữ chức Tham Tri Bộ kinh tế (xã dân kinh tế: trông coi về kinh tế nông thôn). Thời gian này, có quan đồng liêu là Nguyễn Khoa Kỳ luôn kèn cựa với cụ, nhiều lần ton hót với cấp trên và người Pháp tìm mọi cách giáng cấp của cụ.
 
Nguyễn Khoa Kỳ sau đó báo cáo với triều đình và tồn quyền Đông Dương về thân thế của cụ Đinh Văn Chấp. Nhưng do tình thế xã hội lúc bấy giờ, chính quyền Nam triều không muốn gây to chuyện nên đã bỏ qua và cho cụ về giữ chức Toản tu Quốc sử giám.
 
Một thời gian sau, Thượng thư Bộ lại và Thái Văn Tồn gởi công văn đề nghị cụ Đinh Văn Chấp khai thêm mười tuổi vào hồ sơ. Cuối năm ấy, cụ nhận quyết định nghỉ hưu nhưng thật chất là bị đuổi quan.
 
Về sự đóng góp của cụ cho Phật giáo. Khi còn làm việc ở Huế, cụ là người tham gia dạy học (chữ hán) cho quý Ôn, quý Thầy ở Huế, khi rảnh tìm đến các chùa đàm đạo cùng các vị cao tăng và cư sĩ uyên thâm Phật pháp. Chính nơi đây cụ đã có dịp đọc tam tạng kinh và kiến thức Phật học càng được nâng cao và uyên thâm.
 
Cụ Đinh Văn Chấp xuất thân là một nhà nho với tri thức uyên thâm, nhưng tầm hồn lại hướng về thiền học, thơ văn của cụ luôn chứa đựng tinh thần Phật học đặc sắc. Sau này khi nghỉ quan cụ lại càng để tâm  nghiên cứu thiền học và dịch thơ thiền và viết văn một cách xuất sắc.
 
Về khuynh hướng thiền học, suốt một đời, ngồi một số thơ văn để làm bài đi thi Cử nhân, Tiến sĩ, cụ đặc biệt chú ý thơ văn của thời kỳ Lý – Trần. Có lẽ thơ văn của hai triều đại này mang nặng tư tưởng thiền học hợp với sự hiểu mộ bẩm sinh của cụ. Khoảng năm 1927, trong thời gian đang làm quan, cụ đảm trách phần văn học, mục Dịch thơ đời Lý – Trần nên tạp chí Nam Phong và lần lượt cho đăng 123 bào thơ gồm đủ các thể loại cổ và cận thể. Năm 1945, nạn đói đe dọa, cụ mở kho thóc nhà mình cứu giúp dân làng. Sau nạn đói, người đi ăn xin vẫn còn nhiều, trước cổng nhà cụ lúc nào cũng có người chầu chực xin ăn; cả nhà vẫn lặng lẽ cưu mang, giúp đỡ. Cụ đã lập gia đình với cụ Lê Thị Đạt và đã sinh 11 người con 7 trai 4 gái. Tất cả những con cái của cụ là những người thành đạt và có địa vị trong xã hội. Đặc biệt, nối tiếp dòng dõi Tiến sĩ của dòng họ Đinh nên có Đinh Văn Nam (tức Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu) và người em kế là Giáo sư Minh Chi, hiệu Huyền Chân (đã mất).
 
Cách mạng tháng 8 thành công, cụ có 7 người con đi bộ đội, bản thân cụ hoạt động trong mặt trận Liên Việt huyện Nghi Lộc từ ngày đầu khởi nghĩa. Hồng Giáp Đinh Văn Chấp mất ngày 17 tháng 10 năm 1953 (Quý Ty), hưởng thọ 71 tuổi. Phần mộ của cụ được con cháu nội tộc chăm sóc, thờ phụng tại nghĩa trang gia tộc quê nhà.
 
Với tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật, chư Tăng và Phật tử cùng thế quyến tại Thiền Viện thành tâm đốt nén hương tưởng niệm, Cụ Đại học sĩ Đinh Văn Chấp người đã sanh ra cho đời một bậc Long Tượng Thiền Môn một nhà nhà giáo dục lỗi lạc, một nhà phiên dịch kinh tạng Nikaya và nhiều trước tác mang tính văn học cho Phật giáo nước nhà.
 
 Một vài hình ảnh buổi lễ
 


Hòa thượng Thích Huệ Chúc niệm hương cầu nguyện



Và cử hành Lễ Tưởng niệm



Thượng tọa Thích Tâm Chơn tuyên sớ khóa lễ







Di ảnh Song thân của Đức Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu



Chư Tôn đức Thiền viện Vạn Hạnh hộ niệm



Quý Phật tử đại diện trong gia quyến





Đông đảo quý Đạo hữu Phật tử các giới về dự lễ



















Chư Tôn đức Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM thắp hương tưởng niệm



 
Tin, ảnh: Nguyên Trung - Mãn Thiện