Gương nhơn quả - Trích những mẫu chuyện đạo

Một vị quốc vương lúc ấy đi dạo chơi, thấy biển đó, động lòng háo kỳ, liền đem một trăm lạng bạc cho nhà Triết lý để xin một bài học, thì nhà ấy chỉ dạy một câu: “Phàm làm việc gì, trước hết phải nghĩ đến kết quả”.
Đời xưa có một nhà Triết lý treo biển giữa chợ nói: “Ai chịu lễ một trăm lạng bạc thì sẽ cho một bài học”.

Một vị quốc vương lúc ấy đi dạo chơi, thấy biển đó, động lòng háo kỳ, liền đem một trăm lạng bạc cho nhà Triết lý để xin một bài học, thì nhà ấy chỉ dạy một câu: “Phàm làm việc gì, trước hết phải nghĩ đến kết quả”.

Câu ấy giản dị đến nỗi phần đông cận thần của vua bỉm miệng trìa môi cho giá một trăm lạng bạc là quá đáng. Nhưng sau khi nghĩ kỹ, Vua nhận thấy lời ấy rất hay và truyền khắc câu ấy trên các tấm cửa cung điện và các đồ ký dụng của Vua, để thường hằng ngày nhớ mãi không quên. Nhờ một câu ấy mà Vua xóa bỏ được nhiều điều lệ, phát minh được nhiều điều hay về chính trị, làm cho nước nhà mỗi ngày mỗi thêm thịnh vượng.

Đời ấy có những bậc Hoàng thân thấy Thái tử còn nhỏ muốn dành ngôi báu, nên họ âm mưu làm điều thù nghịch. Họ lo lót với một quan Ngự y để đầu độc Vua trong những khi đau ốm. Một hôm Vua bị đau, quan Ngự y chế thuốc độc sẵn, rót vào chén ngự để dâng Vua. Nhưng may thay trong lúc rót, quan Ngự y lại thấy nơi chén câu cách ngôn: “Phàm làm điều gì, trước hết phải nghĩ đến kết quả”, Ngự y giật mình, nghĩ đến kết quả,thấy sự thí nghịch chẳng những phải làm cho mình bị tru di tam tộc mà còn gây biết bao tai hại cho thần dân, nên liền hối quá, đem tất cả việc đầu độc thí nghịch tâu cho Vua rõ. Nhờ sự thú nhận mà cả bọn gian đảng đều bị tiêu trừ và ngôi báu càng thêm bền vững.

 

Tác giả bài viết: HT. Thích Minh Châu