Vì sao gọi là Tu Tịnh Nghiệp ?

Thường trụ chân tâm hiện tiền mới là trụ chân thật tuệ. Chân thật tuệ là nhìn thấy chân tướng vũ trụ nhân sinh. Chân tướng chính là tâm tánh, chính là trong kinh Vô Lượng Thọ gọi là “chân thật chi tế”, bạn mới có thể nhìn thấy, mới có thể chứng thực. Sau đó, sự đại từ đại bi vốn có ở trong tự tánh mới có thể thật sự hiện tiền.

Tịnh Tông chúng ta dùng niệm Phật, đây là pháp môn tiện lợi nhất trong tất cả pháp môn, dùng phương pháp niệm Phật này để dừng vọng tâm của chúng ta lại. Sáu cõi luân hồi, ba đường ác, vô lượng kiếp đến nay những khổ nạn mà chúng ta đã chịu, căn nguyên là gì vậy? Chính là vọng tưởng, vọng niệm. Cho nên Phật dạy chúng ta phương pháp hay, dùng một câu “A Di Đà Phật” này để dừng ý nghĩ lại, dùng một ý niệm này để trừ sạch tất cả mọi ý nghĩ.

Niệm Phật như thế nào mới công phu đắc lực? Vọng niệm vừa khởi lên thì niệm “A Di Đà Phật”, đè ý nghĩ này xuống. Ở mọi lúc, mọi nơi phải có sự cảnh giác cao độ, bất kể là nghĩ thiện hay là nghĩ ác, thảy đều phải dẹp sạch. Tại sao vậy? Nghĩ thiện là sanh đến ba đường thiện, nghĩ ác là đến ba đường ác, đều không ra khỏi sáu cõi luân hồi. Muốn thoát khỏi sáu cõi luân hồi thì phải “tịnh niệm”. Chúng ta phải biết đạo lý này.

Người thế gian biết nghĩ ác là không tốt, nghĩ thiện là tốt, đây là mới chỉ biết một mà không biết hai. Nghĩ thiện là tốt, phước báo ở ba đường thiện, nhưng phước báo có thể hưởng hết, sau khi hưởng xong rồi thì ác nghiệp lại hiện tiền, cho nên đây không phải là pháp rốt ráo. Pháp rốt ráo trong Đại thừa nói là “không lập hai bên, không giữ trung đạo”. Thiện ác là hai bên, hai bên đều buông xả rồi, ý nghĩ về trung đạo cũng không còn, vào lúc này thì thường trụ chân tâm đã hiện tiền. Thường trụ chân tâm hiện tiền mới là trụ chân thật tuệ. Chân thật tuệ là nhìn thấy chân tướng vũ trụ nhân sinh. Chân tướng chính là tâm tánh, chính là trong kinh Vô Lượng Thọ gọi là “chân thật chi tế”, bạn mới có thể nhìn thấy, mới có thể chứng thực. Sau đó, sự đại từ đại bi vốn có ở trong tự tánh mới có thể thật sự hiện tiền.
Hòa Thượng Tịnh Không