Hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc

Đăng lúc: Thứ tư - 30/11/2022 03:57 - Người đăng bài viết: Quảng Hoàng
Hòa thượng Thích Huệ Phước - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế. Làm việc đạo với cái tâm đời, tức là tâm danh lợi thì việc đạo biến thành việc đời, còn làm việc đời với cái tâm đạo, tức là cái tâm vì lợi ích của đạo và của chúng sanh thì việc đời cũng biến thành việc đạo.
Làm việc đạo với cái tâm đời, tức là tâm danh lợi thì việc đạo biến thành việc đời, còn làm việc đời với cái tâm đạo, tức là cái tâm vì lợi ích của đạo và của chúng sanh thì việc đời cũng biến thành việc đạo.
 


Hòa thượng Thích Huệ Phước
 

Vì hạnh phúc, an lạc của dân tộc và nhân loại:
 

Truyền thống “đồng hành cùng dân tộc” của Phật giáo Việt Nam vốn xuyên suốt và thể hiện hầu hết mọi lĩnh vực, nhưng cái quý báu nhất là sự thể hiện trong sự nghiệp giữ nước, bởi mất nước là mất tất cả. Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Chủ tịch Phật giáo Cứu quốc Nam bộ, từng khẳng định: “Phật giáo Việt Nam chỉ bền vững và có ý nghĩa khi đã biết gắn mình vào với dân tộc Việt Nam, hòa mình vào cộng đồng dân tộc Việt Nam, không thể khép kín hoặc tách rời ra khỏi cộng đồng đó. Đứng trước họa xâm lăng đương đe dọa Tổ quốc, Phật tử không thể ngồi yên gõ mõ tụng kinh cầu nguyện, mặc cho kẻ thù đem súng tàn sát những người ruột thịt của mình. Có ý thức như vậy và hành động đúng như vậy, Tăng, Ni, Phật tử mới thể hiện đúng tinh thần Vô ngã, Vị tha của Đức Phật, nghĩa là Phật tử luôn quên mình để cứu độ chúng sinh”.

Đất nước chúng ta vui sống thanh bình trên đà phát triển, hội nhập toàn cầu đang là cơ hội tốt nhất để Phật giáo Việt Nam nỗ lực phát huy truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo các cấp đang tích cực chung sức vì cộng đồng; chủ động tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; ý thức kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, triển khai thực hiện, hưởng ứng chương trình giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; tăng cường hợp tác giữa các Giáo hội Phật giáo trong khối ASEAN và thế giới; không ngừng vận động ngày càng nhiều Tăng, Ni, Phật tử, các nhà hảo tâm, người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đóng góp ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần vào các phong trào xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, hướng về cội nguồn.

Là người con Phật, mỗi thành viên trong Giáo hội đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ hành động vì hạnh phúc, an lạc của dân tộc và nhân loại thể hiện qua việc trùng tu kiến tạo tự viện, sinh hoạt lễ hội văn hóa tâm linh để tô bồi văn hóa, đạo đức dân tộc, xây dựng cơ sở y tế, giáo dục và cùng với Đảng và Nhà nước thực hiện công tác đối ngoại nhân dân nhằm giới thiệu đất nước, con người Việt Nam thân thiện toàn cầu, gìn giữ bảo vệ hòa bình thế giới, hạnh phúc nhân loại trên hành tinh này. Kêu gọi, động viên, hướng dẫn Phật giáo đồ trong cả nước thực thi nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 162 của Chính phủ. Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ thanh danh Việt Nam của các phần tử cực đoan; ngăn chặn sự chống đối nhà nước, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Đoàn công tác của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế thăm và tặng quà hộ gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang tháng 11.2022
 

Trách nhiệm với Đạo pháp, Dân tộc:

Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đoàn kết là nguồn cội tạo nên sức mạnh, là yếu tố đầu tiên để thành công và phát triển bền vững. Tự thân Giáo hội, mỗi thành viên Tăng, Ni, Phật tử luôn ý thức giữ giới trong sạch, không làm ô uế đạo tâm, thường tu nhân nghĩa, niệm tưởng báo ân, cúng dường cha mẹ như cúng dường Phật không khác, phụng sự sư trưởng như đối chư Phật, kính trọng quốc chủ như thường trú pháp thân, đối với mọi người như mình không khác.

Trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội; đối với Thầy Tổ, chùa chiền; đối với Giáo hội, Đạo pháp, Dân tộc luôn là gánh nặng nhưng nó giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Người sống có trách nhiệm sẽ được mọi người tôn trọng và dễ dàng đạt được thành công. Phải hoàn thiện bản thân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết để phát triển Giáo hội theo đà tiến của đất nước và văn minh của nhân loại trên khắp thế giới.

Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 - 1993), Đệ nhất Đức Pháp chủ đầu tiên của Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng huấn thị: “Phật giáo Việt Nam có tồn tại và duy trì hay không là tùy thuộc ở yếu tố con người, tùy thuộc ở chúng ta. Chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Tăng, Ni, Phật tử phải ý thức về trách nhiệm lớn của mình đối với Đạo pháp và Dân tộc, làm sao cho pháp âm của đức Phật mãi mãi vang lên vì hạnh phúc và an lạc của mọi loài”.


Nguồn tin: daibieunhandan.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 471
  • Khách viếng thăm: 445
  • Máy chủ tìm kiếm: 26
  • Hôm nay: 91456
  • Tháng hiện tại: 2319798
  • Tổng lượt truy cập: 91211371
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012