Tiếc ni cô đẹp thác oan ở giếng cổ chùa Thái Cam

Đăng lúc: Thứ bảy - 13/10/2012 12:44 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Chùa Thái Cam

Chùa Thái Cam

Chùa Thái Cam (Hà Nội) là di tích cổ tồn tại gần 200 năm, nằm ngay sát đình Thái Cam. Các văn bia còn lưu tại chùa cho biết, chùa nằm ôm lấy núi Nùng, núi có khe thông sâu xuống lòng đất, tiếp nhận khí thiêng sông núi.

Vị sư Tổ thác oan

Chùa Thái Cam tọa lạc ở số 44 Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhưng cổng chính của chùa hiện nay dẫn thẳng vào đình Tân Khai. Còn khi hỏi đường vào chùa, những người dân quanh đây lại chỉ sang cổng phụ số 16 Hàng Gà. Đây là "kết quả" của sự "xâm nhập" các hộ dân cư vào đất đình, chùa.

Sư Thầy trụ trì chùa Thái Cam là Thích Đàm Sơn cho biết, trong chùa hiện có 4 hộ dân sinh sống, còn trong đình Thái Cam đông hơn và có cả một nhà trẻ đang hoạt động. Các hộ dân này đều đã "tá túc" ở đây từ hàng chục năm nên việc di dời họ ra khỏi đất đình, chùa là rất khó khăn. Tuy nhiên, sư Thầy Thích Đàm Sơn cũng cho hay, chỉ từ nay đến cuối năm là các hộ dân sống trong đất chùa sẽ được hỗ trợ chuyển đi để trả lại đất cho nhà chùa.  

Chùa Thái Cam trước đây thuộc thôn Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Theo văn bia thì chùa được dựng vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Chùa có tên "Tân khai linh tự" nhưng được dân địa phương gọi là chùa Thái Cam vì trong sân chùa có một cái giếng cổ nước rất thơm ngọt, gọi là giếng Thái Cam.

Sư thầy Thích Đàm Sơn cho biết, thầy được sư cụ Thích Đàm Mùi nuôi làm tiểu từ khi lên 10. Theo lời sư thầy, từ khi hình thành, ngôi chùa đã có đến 6 đời Tổ. Trong đó, có một vị Tổ tự vẫn khi mới 30 tuổi. Tương truyền, ni cô dung mạo đoan trang, xinh đẹp khác thường, ngày ngày tụng niệm Phật pháp tu hành tinh tấn. Một lần quân Pháp càn quét qua cửa chùa, thấy ni cô dung nhan tuyệt vời liền hò nhau đuổi theo giở trò ác thú.

Quyết giữ mình trong sạch, ni cô đã nhảy xuống giếng Thái Cam tự vẫn. Sư tăng trong chùa đau xót, tiếc thương ni cô trẻ tuổi một lòng tu tập, giữ gìn đạo hạnh đã tìm cách đưa thi thể của ni cô từ lòng giếng sâu lên an táng, đồng thời cho lấp luôn miệng giếng. Hiện nay, vị trí của giếng cổ Thái Cam được nhà chùa đặt một máy bơm để lấy nước dùng.

1
Chùa Thái Cam.

Chùa hình chữ "Đinh"

Trong chùa Thái Cam còn lưu lại tấm bia "Thái Cam tự bi" niên hiệu Thiệu Trị thứ 5 (1845) cho biết rõ: "... Phía ngoài thành xưa có chùa Thái Cam, vốn là bãi bể nương dâu nay biến thành chùa. Chùa ở phía trái của đền thờ thần, chùa ôm lấy núi Nùng, có sông Nhị bao quanh, hướng quay về phía đồng ruộng và gần con đường lớn...".

Còn theo bia "Thái Cam tự bi" niên hiệu Bảo Đại thứ 10 (1935): "... Xưa, vào năm Giáp Tý, niên hiệu Gia Long, tổ tiên ta ở thôn này đã tập hợp dân chúng xây dựng mới cho làng ta ở phía ngoài thành Thăng Long, trong làng có đình, bên cạnh đình có chùa Thái Cam. Đất này có núi Nùng bao quanh, có sông Nhị, uốn quanh phía trước, thật là cảnh đẹp thiên tạo...".

Sư Thầy Thích Đàm Sơn cho biết, chùa Thái Cam từng hai lần bị phá hủy do hỏa hoạn vào các năm 1828, 1837. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa bị hư hỏng nặng, riêng gian thờ Thánh Mẫu còn giữ được quy mô kiến trúc từ năm Bảo Đại thứ 8 (1933). Sau lần trùng tu vào năm 1954, chùa gồm gian thờ Tam bảo, nhà Mẫu và trai phòng, hiện vẫn chưa có gian thờ Tổ.

Chùa chính hình chữ "Đinh", gồm tiền đường và thượng điện. Tiền đường 5 gian, mái lợp ngói ta, đỉnh bờ nóc đắp hình mặt trời lửa và 4 chữ Hán "Thái Cam thiền tự". Phía trước tiền đường treo bức y môn chạm thủng kiểu "chân quỳ dạ cá" (phía trên to, thon dần ở đế, thân hình bụng cá) với các hình "tứ linh" được sơn son thiếp vàng.

Phía trên cùng là 3 pho tượng Tam thế, rồi đến Phật A Di Đà tọa thiền, tượng Phật Di Lặc, Tuyết Sơn và tượng Thích ca sơ sinh. Dọc hai bên tường là Thập điện Diêm Vương. Gian thờ Mẫu giữ nguyên được kiến trúc của lần trùng tu cuối cùng năm 1838 theo kiểu "trùng thềm điệp ốc", là ảnh hưởng của lối kiến trúc Cung Đình nhà Nguyễn với cách cấu tạo gồm 2 nhà nhưng chung một thềm (nền), trong đó mái sau của nhà trước và mái trước của nhà sau được nối với nhau bằng một hệ thống trần hạ thấp uốn cong như hình mai cua.

Chùa Thái Cam hiện vẫn bảo lưu được một số lượng di vật cổ như tượng thờ, bia đá, chuông đồng, hoành phi, câu đối, các đạo sắc vua phong.

Theo Hồng Anh - KTO

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 232
  • Khách viếng thăm: 224
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 77753
  • Tháng hiện tại: 2797334
  • Tổng lượt truy cập: 88601937
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012