Trong cuộc mưu sinh mỗi người phải tìm cho mình một nghề để kiếm sống. Có vô vàn nghề nghiệp hay việc làm trên đời, trong đó có không ít những công việc kiếm tiền dễ dàng nhưng hàm chứa sự bất chính, lợi mình mà hại người. Người làm ra đồng tiền ấy mang tội thì đã đành, người thọ hưởng đồng tiền tội lỗi kia nếu không biết tu học và chuyển hóa thì nghiệp báo càng nặng nề hơn…
Những ngày này, dịch Covid-19 tràn lan khắp chốn, từ trong nước ra đến quốc tế, từ người dân bé mọn đến lãnh đạo quốc gia, tất cả đều chìm ngập trong nỗi lo âu. Bởi, biến thể của virus thật hết sức khó lường, mọi hoạt động thường nhật của xã hội gần như tê liệt, kinh tế ngột ngạt đang bắt đầu dần lộ rõ...
Thầy cô kính mến! Ngày 20/11 đang đến. Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng con cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng con. Chúng con xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy cô. Dù sau này trên con đường của chúng con dẫu có phong ba, bão táp, chúng con sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng con biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng con.
Người này không phải là kẻ trộm, ít nhất là riêng về phần liên quan tới tôi. Tôi đã cho anh ấy tiền và anh ấy đã cảm tạ tôi về chuyện đó.
Nhân tình sẽ ngập tràn trong mấy ngày Tết ngắn ngủi. Ắp đầy trên mâm cơm Tết chiều ba mươi ấm áp, ngậm ngùi. Chứa chan trong những cuộc đoàn viên gia đình, họ mạc. Bịn rịn theo khói hương trầm khắc khoải bay lên trong niềm tưởng nhớ tiên tổ, ông bà...
Trong kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều chuyện duyên-nợ. Chẳng hạn chuyện tích Mưa Ngâu mà dân gian đã có thơ truyền tụng:
Buổi sáng yên tĩnh, tôi ngồi với chén trà, đọc một trang trà đạo. Trang sách dẫn tôi vào một trà thất truyền thống cạnh một ngôi chùa nhỏ bên xứ Phù Tang.
Hoa vạn thọ đã đi vào ký ức những ngày Tết ở quê. Ngày đó, ở quê không có nhiều hoa nên thấy vạn thọ là thấy Tết. Bình hoa trên bàn thờ Phật hay ngoài bàn thiên cũng là bình hoa vạn thọ, ngoài mấy nhành mai vàng thắm.
Sáng nay, trời phương Nam ngập tràn nắng ấm. Bất chợt, tôi nghe lạc lõng tiếng gù gù của chim bồ câu đang nhẩn nha nhặt thóc trước sân và hồi ức tuổi thơ quay về không dứt. Không biết tự bao giờ khi tôi lên năm, sáu tuổi gì đó thì đã thấy ở nhà nội có một chuồng chim bồ câu xinh xinh với khoảng chục con bồ câu trống lẫn mái.
Với đề bài “hãy kể lại cuộc gặp gỡ giữa Tấm và Cám dưới Âm phủ”, một học sinh lớp 10 chuyên Anh đã có bài tưởng tượng sinh động.
Xưa kia tôi nhớ, hễ khi nào mẹ cầm quạt mo lên quạt mát thì tôi vội giành lấy học đòi phe phẩy rồi sà vào bụng mẹ quơ quơ vài cái lấy lệ và ngủ mất tăm không hay biết. Đến khi tỉnh dậy, tâm trí lại phân vân tại sao mắt mẹ vẫn lơ mơ nhắm mà tay thì cứ đều đặn quơ quạt gọi gió tỏa mát cả không gian.
Bây giờ, tôi không thể mượn một lý do nào khác ngoài sự lặng im, vì cái biết đang xâm chiếm tâm hồn tôi trong khoảnh khắc này chính là sự sống và cái chết đang cùng nhau thăng hoa nơi những gam màu tím lịm.
Chẳng lẽ tôi vẫn đang cô đơn với chính mình như thế này ư? Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, cho đến lúc ánh hoàng hôn vừa tắt. Cái tôi biết vẫn chỉ là cái tôi đang biết.
Em lại hỏi: "Hoa có mắt không hả anh?". Anh chưa kịp trả lời có hay không, thì em nhẹ nhàng bước đi giữa vườn hoa và bắt đầu lẩm nhẩm đếm, đến lúc gần như không đếm được nữa rồi thì em bỗng reo lên: "Anh ơi, em biết mắt của hoa đồng tiền ở đâu rồi anh ạ!".
Hoa là xinh ư! Ừ… thì xinh lắm lắm! Nhưng nếu chỉ tìm sắc hoa ở hai màu đỏ trắng, nào khác gì đưa vô tận từ bi vào hẹp hòi tín ngưỡng. Hoa là hoa cũng như sóng là sóng, trời đất trong xanh, chân vọng tự gieo tình.
Tôi không biết hoa bằng lăng có ý nghĩa gì cả đâu, vì trước mắt tôi chỉ là một sắc màu mà tôi vừa chạm tới. Rất mới. Ai hỏi nữa thì tôi xin im lặng, bởi có gì mới hơn phút giây đôi mắt tôi và hoa đang thở. Tôi và hoa đang ở đây mà. Thời gian nào can dự được vào những cặp mắt trong nhau đang động tĩnh.
Chúng tôi rời A Lưới vào cuối ngày, trong lòng tôi vẫn cứ mãi băn khoăn khôn nguôi. Còn biết bao nhiêu hoàn cảnh cần được giúp đỡ? Còn biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cần được chở che? Đến khi nào thì người dân nơi đây mới có thể tự làm giàu bằng chính đôi tay của mình, tại chính nơi họ được sinh ra?
Dù đi khắp các ngả cuộc đời thì trong trái tim con vẫn thương ba mẹ nhất. Dù sau này muôn phương nhưng con mãi mãi là con ba mẹ. Con nguyện với lòng mình sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng của hai người. Chợt trong tâm con lại vang lên mấy câu thơ “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Cha mẹ suốt đời chăm lo cho con cái, dõi theo từng bước đi của con để con được trưởng thành. Mẹ cha như những cánh chim, như những bông hoa cho con bay vào cuộc sống. Con viết bài này để gửi đến bố mẹ sự biết ơn chân thành và sự kính mến vô cùng của con dành cho ba mẹ. Con mong rằng ba mẹ sẽ mãi mãi bên cạnh con.
Có những nét đẹp đơn sơ giản dị, vừa đủ để đánh thức trầm tư, trắc ẩn những gam màu. Và có những khoảnh khắc ta chẳng biết về đâu, cứ hụt hẫng, cứ quyến luyến như thâm tình từ bao đời vốn vậy.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012