Hiểu rõ duyên để không gây tạo bất thiện duyên

Thấy mình có giới, có định, có tuệ rồi muốn thể hiện để cho người khác biết để được cung kính, cúng dường,...sanh tâm Ngã mạn, coi thường người khác,... Hoặc thấy mình bố thí, làm thiện rồi khen mình chê người khác không bố thí, làm thiện là biểu hiện của thiện làm duyên cho bất thiện sanh.
Có 4 duyên này:
 
Bất Thiện làm duyên cho Bất Thiện sanh,
 
Bất Thiện làm duyên cho Thiện sanh,
 
Thiện làm duyên cho Bất Thiện sanh,
 
Thiện làm duyên cho Thiện sanh.
 
1. Bất thiện làm duyên cho bất thiện sanh
 
Có nghĩa rằng cái đầu là bất thiện rồi do nó mà có cái bất thiện khác sanh lên tiếp theo.
 
Ví dụ: Do vì thương con cái (thương con là Tham ái), không chịu nổi khi thấy con cái khổ nên bất chấp tội lỗi để có tiền nuôi con.
 
Hoặc do ghét ai đó mà tìm cách làm hại họ.
 
Hoặc do Tham ăn mà giết con vật để ăn.
 
Hoặc Ngã mạn, muốn được người tôn kính cúng dường nên cố thể hiện mình là cao thượng.
 
Duyên khởi như một hàm số toán học
 
2. Bất thiện làm duyên cho thiện sanh
 
Có nghĩa là cái đầu là bất thiện rồi làm duyên cho cái Thiện sanh sau đó.
 
Ví dụ: Do làm các việc tội lỗi rồi sanh tâm hối hận. Do hối hận, người ấy quyết tâm từ bỏ điều xấu ác.
 
Hoặc do muốn được hưởng lạc thú cõi trời (Tham) nên bỏ tiền (xả Tham) để bố thí, cúng dường, giữ giới để mong được hưởng quả Phước cõi trời.
 
3.Thiện làm duyên cho bất thiện sanh
 
Có nghĩa là cái trước là Thiện làm duyên cho cái Bất Thiện sau đó sanh lên.
 
Ví dụ: do mình có giới trong sạch nên khen mình chê người khác giới không trong sạch.
 
Hoặc thấy mình đắc thiền nên khen mình chê người, cho mình cao thượng hơn.
 
Hoặc thấy mình có Trí Tuệ hơn người khác rồi khen mình chê người.
 
Hoặc thấy mình có giới, có định, có Tuệ rồi muốn thể hiện để cho người khác biết để được cung kính, cúng dường,...sanh tâm Ngã mạn, coi thường người khác,... Hoặc thấy mình bố thí, làm thiện rồi khen mình chê người khác không bố thí, làm thiện,...
 
4. Thiện làm duyên cho thiện sanh
 
Có nghĩa là cái đầu là Thiện làm duyên cho cái sau đó là Thiện sanh lên.
 
Ví dụ: Vì lòng Từ thương người tội nghiệp mà giúp đỡ.
 
Hoặc vì nhớ ơn cha mẹ mà phụng dưỡng.
 
Hoặc vì thấy tâm không phạm tội nên tâm được an lạc.
 
Hoặc vì sợ quả khổ mà tránh xa điều xấu.
 
Hoặc vì lòng tự trọng mà tránh xa điều thấp hèn.
 
Một người có trí nên có hiểu biết toàn diện,
 
Nếu không sẽ rơi vào Bất Thiện mà không hề biết.
 
Nguồn: Kho Tàng Pháp Học