Cà Độc Dược: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây thảo, cao khoảng 0,5-1m. Thân màu xanh hoặc màu tím, cành non có nhiều lông mịn. Lá mọc cách, hình trứng, gốc lá lệch, mé lá lượn. Hoa to đơn độc, mọc ở kẽ lá, tràng hoa hình loa kèn. Quả hình cầu có gai, trong có chứa nhiều hạt dẹt, màu đen.

4. CÂY CÀ ĐỘC DƯỢC:

Tên khoa học: Datura metel

Họ khoa học: Solanaceae (Họ Cà)

1. Đặc điểm thực vật:

Cây thảo, cao khoảng 0,5-1m. Thân màu xanh hoặc màu tím, cành non có nhiều lông mịn. Lá mọc cách, hình trứng, gốc lá lệch, mé lá lượn. Hoa to đơn độc, mọc ở kẽ lá, tràng hoa hình loa kèn. Quả hình cầu có gai, trong có chứa nhiều hạt dẹt, màu đen.

2. Bộ phận dùng:

Lá Cà độc dược thu hái khi cây sắp ra hoa, rửa sạch phơi hoặc sấy nhẹ, độ ẩm không quá 12%.

3. Thành phần hóa học:

Lá và hoa đều có chứa Alcaloid là Scopolimin (Hyoscin), Atropin...

4. Công dụng:

Chữa hen suyễn, chống co thắt, giảm đau khi bị loét dạ dày tá tràng, say sóng, say tàu xe.

5. Cách dùng - liều dùng:

Lá được dùng để chế biến cao, bột, cồn cà độc dược (Độc bảng A).


Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược