Cây Sắn dây: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây dây leo bằng tua cuốn, dài có thể tới 10m, sống nhiều năm, toàn thân có nhiều lông nhỏ. Rễ củ phát triển dài và to. Lá kép gồm 3 lá chét, có lá kèm. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, màu xanh tím. Quả loại đậu, màu vàng nhạt. Cây mọc hoang và được trồng để thu hoạch củ chế biến bột sắn dây.

 
CÂY SẮN DÂY (Dược liệu khô)

Tên khoa học: Purearia thomnii (2 chữ i)

Họ khoa học: Fabaceae ( Họ Đậu)

1.Đặc điểm thực vật:

Cây dây leo bằng tua cuốn, dài có thể tới 10m, sống nhiều năm, toàn thân có nhiều lông nhỏ. Rễ củ phát triển dài và to. Lá kép gồm 3 lá chét, có lá kèm. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, màu xanh tím. Quả loại đậu, màu vàng nhạt. Cây mọc hoang và được trồng để thu hoạch củ chế biến bột sắn dây.

2.Bộ phận dùng:

Rễ củ thu hoạch vào mùa đông, đem phơi hay sấy khô được gọi là CÁT CĂN, độ ẩm không quá 12%.

3.Thành phần hóa học:

-Cát căn có chứa nhiều tinh bột, purerarin, saponin.

-Lá có các acid amin như asparagin,adenin.

4.Công dụng:

Cát căn dùng làm thuốc giải nhiệt, giải khát, chữa sốt nóng, cảm cúm, nhức đầu, lỵ ra máu.

5.Cách dùng - liều dùng:

-Cát căn dùng 10-20g/ngày, dạng thuốc bột, thuốc sắc.

-Bột sắn dây dùng 5-10g/lần, uống 2-3 lần/ngày để giải khát, giải nhiệt.

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược