Cây Vông Nem: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây gỗ, cao tới 10m, thân và cành có gai ngắn. Lá kép gồm 3 lá chét, lá chét giữa to hơn,phiến lá chét nguyên gần như 3 cạnh, đầu lá hơi nhọn, khi còn tươi lá có màu xanh lục và nhẵn bóng, khi khô có màu lục sáng. Hoa mọc thành chùm có màu đỏ tươi. Quả loại đậu. Hạt hình thận, màu nâu đỏ. Cây thường mọc hoang hoặc trồng làm thành hàng rào. Đặc điểm cây Vông Nem là lá rụng hết lúc đó mới ra hoa.
3.CÂY VÔNG NEM:

Tên khoa học: Erythrina orientalis

Họ khoa học: Fabaceae ( Họ Đậu)
 

 
1. Đặc điểm thực vật:

Cây gỗ, cao tới 10m, thân và cành có gai ngắn. Lá kép gồm 3 lá chét, lá chét giữa to hơn,phiến lá chét nguyên gần như 3 cạnh, đầu lá hơi nhọn, khi còn tươi lá có màu xanh lục và nhẵn bóng, khi khô có màu lục sáng. Hoa mọc thành chùm có màu đỏ tươi. Quả loại đậu. Hạt hình thận, màu nâu đỏ. Cây thường mọc hoang hoặc trồng làm thành hàng rào. Đặc điểm cây Vông Nem là lá rụng hết lúc đó mới ra hoa.

2.Bộ phận dùng:

-Lá vông nem thu hái vào mùa xuân hạ, bỏ cuống, dùng tươi hay phơi khô, độ ẩm không quá 12%, tạp chất không quá 1% và tỷ lệ vụn nát không quá 4%.

-Vỏ thân đã cạo sạch lớp vỏ cứng ở ngoài, thái mỏng phơi hoặc sấy khô.

3.Thành phần hóa học:

-Lá có Alcaloid là Erythrinalin, saponin là mygarrhin.

-Hạt có Alcaloid là hypaphorin.

4.Công dụng:

-Lá có tác dụng an thần, chữa mất ngủ do lo âu hồi hộp, đổ mồ hôi trộm.

-Vỏ thân cây chữa bệnh ngoài da bị lở loét, viêm ngứa.

5.Cách dùng - liều dùng:

-Lá Vông Nem dùng 8-16g/ngày dạng thuốc sắc.

-Cao lỏng 1/1, uống 10-20ml trước khi đi ngủ buổi tối.

-Viên Sen vông dùng 1-2 viên vào buổi tối.

-Vỏ thân sắc đặc rửa chỗ da bị lở loét.

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược