Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây nhỡ, thường cao 2-4m, nếu cây sống lâu năm có thể cao hơn. Lá mọc cách, phiến lá nguyên, hình bầu dục hay hình tim, có khi chia thùy, mép lá có khía răng cưa. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thành bông ở kẽ lá. Quả phức (kép) trong có chứa nhiều quả bế, lúc chín có màu đỏ tía.


 

3. CÂY DÂU TẰM:

Tên khoa học: Morus allba

Họ khoa học: Moraceae (Họ Dâu tằm)

1. Đặc điểm thực vật:
 

Cây nhỡ, thường cao 2-4m, nếu cây sống lâu năm có thể cao hơn. Lá mọc cách, phiến lá nguyên, hình bầu dục hay hình tim, có khi chia thùy, mép lá có khía răng cưa. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thành bông ở kẽ lá. Quả phức (kép) trong có chứa nhiều quả bế, lúc chín có màu đỏ tía.

2. Bộ phận dùng:

- Tang bạch bì: là vỏ rễ đã cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô, độ ẩm không quá 12%.

- Tang diệp: là lá bánh tẻ thu hoạch vào mùa hạ, độ ẩm không quá 14%.

- Tang chi: là cành non thu hái cùng với lá.

- Tang thầm: là quả chín phơi hoặc sấy khô.

- Tang kí sinh: Cây Tầm gửi mọc trên cây Dâu Tằm.

- Tang phiêu tiêu: là tổ của con Bọ ngựa làm tổ trên cây Dâu Tằm.

3. Thành phần hóa học:

- Tang bạch bì có acid hữu cơ, tanin...

- Tang diệp có acid amin, vitamin C, vitamin B1, vitamin D.

- Tang thầm: Đường, vitamin C, acid hữu cơ...

4. Công dụng:

- Tang bạch bì chữa phế nhiệt, hen suyễn, phù thũng, bụng trướng, bí tiểu tiện.

- Tang diệp chữa cảm mạo phát sốt, mất ngủ, nhức đầu, chảy nước mắt.

- Tang chi chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp.

- Tang thầm bổ gan, thận, chữa lở loét miệng.

- Tang kí sinh chữa đau lưng, bổ gan, lợi sữa (chặt ra từng khúc, phơi héo hầm với móng heo).

- Tang phiêu tiêu chữa đái rát, đái dầm.

- Con Tằm chết trắng cứng: Bạch cương tằm dùng trong trường hợp đái dầm.

- Con sâu dâu: dùng huyết áp thấp, nướng ngâm rượu, nướng chín ăn.

5. Cách dùng - liều dùng:

Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc chế nước ép. siro.


Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược