Tại sao ta cứ mãi trôi lăn trong lục đạo luân hồi?

Ngày nay nếu vẫn cứ để mặc cho tâm ý của mình tiếp tục rong ruổi nữa thì việc phải tiếp tục kiếp sống luân hồi là điều không tránh khỏi. Nay ta niệm Phật, tức là mượn câu A Di Đà Phật làm phương tiện để đem tâm ý của mình nhiếp phục xuống, nhiếp phục như thế nào?

Đó là vì ta cứ luôn để mặc cho tâm ý của mình rong ruỗi khắp nơi, rồi tuỳ nào nó mà mình khởi dậy các thứ phiền não tật đố, san tham, ích kỷ, sân giận, kiêu mạn. Ngày nay nếu vẫn cứ để mặc cho tâm ý của mình tiếp tục rong ruỗi nữa thì việc phải tiếp tục kiếp sống luân hồi là điều không tránh khỏi.

Nay ta niệm Phật, tức là mượn câu A Di Đà Phật làm phương tiện để đem tâm ý của mình nhiếp phục xuống, nhiếp phục như thế nào? 

Tập trung tất cả tâm ý của mình vào câu Phật hiệu, lắng nghe rõ ràng minh bạch từng chữ từng câu Phật hiệu do mình niệm ra, như vậy thì tâm ý mình đã được cột vào câu Phật hiệu, chẳng thể rong ruỗi phóng ra bên ngoài được nữa.

Khi nào cảm thấy không thể nhiếp nổi nữa thì buông ra để tâm nghỉ ngơi một chút, rồi lại tập nhiếp tâm lại, cứ như vậy mà thực hành đến hết thời khoá công phu.

Mỗi ngày ta cố gắng một chút, nhiếp được 1 phút thì tâm ý thanh tịnh được 1 phút, câu Phật hiệu niệm ra đó có lực được 1 phút. Ta nhiếp phục tâm ý của mình được 5 phút thì câu Phật hiệu ta niệm ra có lực được 5 phút, cứ như vậy cho đến 1 giời, 2 giờ, 1 ngày, 2 ngày....

Lâu dần niệm lực ngày càng mạnh mẽ, phiền não vọng tưởng càng lúc càng mỏng nhạt đi, công phu niệm Phật càng đi đến chỗ sâu. Khi về sanh về Cực Lạc, nhất định là phẩm vị rất cao, chẳng phải tầm thường.

Chúng ta nếu đã chân thành cầu vãng sanh Cực Lạc, thì cần phải nên gia công niệm Phật, tận sức nhiếp phục tâm ý, đem công phu của chính mình không ngừng nâng cao lên mãi, cũng tức là đi đến chổ tâm ý thanh tịnh.

Như vậy thì cơ hội vãng sanh mới có thể nắm chắc trong tay, và phẩm sen của chính mình tại Cực Lạc mới có thể chiếm được phẩm vị cao.

Tác giả bài viết: HT. Tịnh Không