Ý nghĩa và ứng dụng phẩm Phổ Môn trong đời sống thực tế

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Kinh Pháp Hoa

Phẩm Phổ Môn

Cửa ngỏ giải thoát

Mở khắp nơi nơi

Vào thực tại

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an. 

Đa phần các Phật tử tu theo truyền thống Bắc truyền, các chùa Tịnh Độ..đều tụng phẩm Phổ Môn thuộc kinh Pháp Hoa nhiều lần, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Không phải ngẫu nhiên mà chư Tổ chọn đưa vào thời khóa thường tụng, mà vì nội hàm ý nghĩa của phẩm này vừa thâm sâu, vừa thiết thực của pháp tu Đại thừa Bồ Tát, nhắm làm lợi ích rộng lớn cho muôn loại chúng sinh, con người....

Phổ môn là gì? 

Phổ là cùng khắp, môn là cửa ngỏ, Phổ môn là cửa Bồ Tát phương tiện đưa chúng sinh, con người từ nơi mê lầm khổ đau về nẻo giác ngộ an vui, mở ra cùng khắp nơi nơi, chỗ nào cũng thấy được cửa Đại thừa đi vào thực tại, vượt thoát khỏi biển khổ sanh tử luân hồi.

Ai ai cũng có thể vượt thoát mọi nỗi khổ niềm đau trên cuộc đời bằng cách theo sự chỉ dạy của Bồ tát Quan Âm, đi vào Phổ Môn.

Chú tâm niệm Quan Âm

Nương theo vô lượng nguyện lực thần thông vô lượng vô biên của Bồ tát Quan Âm với 33 thân tướng biến hóa vi diệu mà thành khẩn chí tâm xưng niệm danh hiệu: Nam mô Quan Thế Âm bồ tát, sẽ vượt thoát các tai ương ách nạn của kiếp người hay gặp như: lửa thiêu cháy, nước lụt lớn, gió bão lớn, thú dữ ăn thịt, quỷ la sát bắt hồn, bị cướp bóc, bị vua quan bỏ tù, bị gông cùm tù tội, bị sợ hãi...

Không ít người cảm thấy khó hiểu, khó tin là làm sao, chỉ niệm Quan Âm mà vào lửa không cháy, vào nước không chìm...

Ví dụ như "lửa". Những người tâm còn buông lung, tánh còn sân si nóng nảy, thì sẽ còn khổ đau khi bị lửa nóng nảy, lửa sân hận đốt cháy. Với những người như vậy là còn bị đốt bởi lửa củi, lửa than, lửa điện đốt nóng, thiêu cháy. Tức là chừng nào tâm tánh còn sân hận thì vẫn còn bị nóng cháy thiêu đốt

Khi ta chú tâm tập trung xưng niệm danh hiệu Quan Âm Bồ tát, thể nhập vào tam muội đại bi của Bồ tát, thì tâm sân, tánh nóng không còn hiện hữu, lửa sân hận không còn đốt cháy được tâm ta và khi tâm được tập trung, chú tâm thanh tịnh, vào định thì lửa nóng thế gian, nhiều lắm chỉ thiêu đốt thân thể tứ đại chứ không tác động thiêu đốt được thể tâm thanh tịnh của ta được. Minh chứng rõ nhất là bồ tát Quảng Đức ngồi an nhiên niệm Phật khi lửa nóng thế gian đốt cháy thân thể tứ đại của ngài.

Trong nhiều kinh cả Nam truyền lẫn Bắc truyền ghi lại thời đức Phật tại thế, các vị A La Hán thị hiện thần thông ngồi thiền trên lửa, giữa hư không, thân thể phát ra lửa một các tự tại, thế gian khó mà hiểu được ..

Tu tập tam vô lậu học

Tu tập về giới

Bi thể giới lôi chấn

 

Từ ý diệu đại vân...

Diệt trừ phiền não diệm...

Dùng giới thể từ bi, diệt trừ lửa dữ phiền não, thẳng tiến trên con đường giác ngộ

Tu tập Thiền Định:

Tức là thực hành cả Thiền chỉ và Thiền quán:

Chơn quán, thanh tịnh quán

Quảng đại trí tuệ quán

Bi quán cập từ quán...

Quán rõ như thật về mọi sự vật hiện tượng không còn sai lầm.

Quán từ bi là pháp quán để phát khởi và tăng trưởng thương xót muôn loại chúng sinh

Tu tập về Trí Tuệ:

Tuệ nhật phá chư ám...

Dùng tuệ giác thanh tịnh, soi rõ đúng như thật về thực tướng của vạn pháp, thấy đúng như thật bản chất của mọi sự vật hiện tượng, kể cả các hiện tượng tâm lý vi tế, các cảnh giới thiền định thâm sâu, phá trừ tận gốc những nghiệp chướng u ám vô minh, thành tựu giải thoát giác ngộ hoàn toàn

Đoạn trừ tam não:

Tu tập các pháp trong kinh Phổ môn dạy sẽ dần dứt trừ ba loại căn bản vô minh là Tham, sân, si

Thành kính, chú tâm niệm Quan Âm sẽ chuyển hóa ba thứ căn bản phiền não tham, sân, si và các tùy phiền não

Thành tựu như ý nguyện:

Tu tập đúng pháp Phổ môn, thì cầu gì cũng thành tựu, mong ước gì cũng thành hiện thực...

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa dạy rõ công hạnh bi, trí của bồ tát Quan Âm. Có trí tuệ, có từ bi thì có thể vượt qua tất cả khổ nạn của thế gian, có thể thành tựu mọi ước nguyện.

Hạnh nguyện cao cả nhất của bồ tát Quan Âm là lắng nghe những tiếng kêu cứu khổ nạn của muôn loại chúng sinh, con người mà tận tâm giúp đỡ cứu độ.

Ước nguyện cao cả của những người học và thực hành kinh Phổ môn, học hạnh Quan Âm là nối dài cánh tay từ bi trí tuệ của ngài, lắng nghe tiếng kêu khổ của tất cả chúng sinh mà góp sức cứu giúp chúng sinh bớt khổ đau ách nạn

Chúng sinh và chúng ta sẽ bớt khổ, thêm vui nếu mỗi ngày càng có nhiều người học và thực hành kinh Phổ môn theo lời dạy cao quý của ngài.

Tác giả bài viết: TS.Thích Hạnh Tuệ