Mỗi độ tết đến xuân về, người vẫn theo nếp cũ đến chùa lạy Phật. Năm mới mang theo cơ hội mới, gác lại muộn phiền lo lắng, ai cũng trông một tân niên cát tường. Người gửi những ước vọng chốn linh thiêng, mong cho gia đạo được hộ trì, thương nhân xin phát tài, quan gia cầu công danh,…
Năng lực của lời cầu nguyện có hiệu ứng khi nó xuất phát từ tấm lòng chân thành và tâm ý cao thượng. Nội dung lời cầu nguyện là thể hiện lòng mong ước đi đôi với hành động lợi mình và lợi người là điều đáng tôn trọng.
Theo tuệ giác Thế Tôn, ngày nào chúng ta có những phẩm chất tốt đẹp như suy nghĩ điều thiện, nói lời nói thiện và làm những việc thiện thì ngày đó chính là ngày tốt. Và như thế, ngày tốt phải do chúng ta tạo ra, làm nên chứ không phải do tạo hóa hay bất cứ sự vận hành nào tác thành.
Hàng ngày, đôi khi chúng ta có ít nhiều điều không vui với những người chung quanh. Thình lình nghe tin ai đó đột ngột qua đời, đến viếng thăm, tự dưng trong ta bỏ qua tất cả những gút mắc, nợ nần tự lúc nào chẳng rõ…
Người Việt Nam ta có tập tục cúng ông Táo. Hàng năm, cứ vào hăm ba tháng Chạp, gia đình nào cũng nấu chè xôi hoặc bánh trái để làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời. Đến ngày cuối năm lại làm lễ rước về.
Khi làm chủ được ngọn lửa, ngọn lửa lại trở thành thứ rất cần thiết cho cuộc sống, là ngọn nến, là bếp than hồng, là bữa cơm tối thật ấm, là thỏi trầm cháy thơm trước Phật trong một chiều mưa.
“Ta vẫn còn đến đi thong dong”. Chừng nào Thầy còn đến đi thong dong (coming, going, moving around with freedom) thì Thầy vẫn còn là nơi nương tựa cho con, cho các con. Và chừng nào các con vẫn còn trở về với những bước chân thanh thản thì các con vẫn còn là chỗ nương tựa và tiếp nối của Thầy. Và tuy nhìn bề ngoài ta có thể thấy tướng đầy tướng vơi xuất hiện nhưng trong bản chất nội dung thì vầng trăng vẫn là vầng trăng, không bị ý niệm khuyết tròn che lấp. “Không tròn không khuyết một vầng trăng”.
Sài thành có hai mùa mùa nóng và mùa rất nóng, gió bấc gắng lắm cũng chỉ se lạnh vài buổi sáng hiếm hoi rồi cũng quay đầu nắng oi ả.
Ngày Phật Thành Đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại, là sự ra đời của đạo Phật, sự ra đời của những con người mang theo thông điệp hòa bình, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức xã hội với chất liệu từ bi hỷ xả, nhằm giúp cho con người sống yêu thương nhau bằng trái tim hiểu biết.
Tết quê không rực rỡ, nhưng đậm đà hương Tết bởi sự hòa quyện từ những cánh đồng thơm mùi rơm rạ, những con đường bảng lảng khói nhang từ bàn thông thiên, mấy chậu vạn thọ vàng rực rải dọc theo đường...
Có một nhóm thuyền chài gồm năm sáu chiếc cùng ra khơi đánh cá. Chẳng may xế chiều, mây đen ở đâu bất ngờ kéo đến che phủ bầu trời, bão tố, sấm sét nổi lên ầm ầm, các thuyền đều chao đảo, và rồi có thuyền bị gẫy buồm, có thuyền bị thủng lỗ... không có thuyền nào còn nguyên vẹn.
“Phước là phải do tu mà có, phước thì nên tích không nên tán. Phước không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phước trở thành họa”
Một lần tôi ở một ngôi chùa rừng cách bìa làng chừng nửa dặm. Một tối nọ, dân làng mở hội, ăn uống nhậu nhẹt ầm ĩ trong khi tôi đang đi kinh hành trong rừng. Lúc đó chắc phải hơn 11g đêm rồi, và tôi cảm thấy hơi là lạ trong mình.
Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ.
Không ai mong muốn xui xẻo đến với mình nhưng nếu không nếm mùi vị đau thương thì sao hiểu được hạnh phúc?
Con người thường như vậy, luôn nghĩ về hạnh phúc, luôn nói về bình yên, luôn muốn có nhiều niềm vui nhưng lại hành động theo một hướng khác, trái ngược hoàn toàn, chẳng mấy ai có được hành động phù hợp với ước mơ bình yên của mình.
Một khi những ý niệm, suy tư xen vào lập tức ta sẽ rời xa chiều sâu tĩnh lặng và bình an bên trong. Ta rời xa Phật Tánh của chính mình.
Trong tình yêu, nếu mình không biết cách yêu thì mình sẻ rất khổ. Bản thân mình không những khổ, mà năng lượng khổ đau đó có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Trong khoảnh khắc thiền, chúng ta không phải là người phải đánh bại bất cứ ai, không cần phải so sánh với những người khác. Chúng ta chỉ đơn giản là người hiện diện, tận hưởng vẻ đẹp của sự đơn giản và tự do.
Muốn sống hạnh phúc, người con Phật không có con đường nào khác hơn là làm lành lánh dữ. Muốn không gây oán thù thì đừng giết hại hoặc làm não loạn ai.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012