1 Tin Tức Tu học Lời Phật dạy

1

Học dở mà tu hay

Bình thường thì tu và học phải song hành. Ai cũng biết câu: “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là cái đãy đựng sách”. Những ai tinh thông cả pháp học lẫn pháp hành thì tự lợi và lợi tha tròn đủ, viên dung vô ngại. Trong trường hợp không song hành được thì tốt nhất hãy chọn pháp hành. Nói ít mà làm nhiều, học dở mà tu hay cũng vẫn hơn.

1

Chuyện gà trong kinh Phật

Có thể nói, hầu hết các thời thuyết giáo, Đức Phật đều vận dụng những hình ảnh để thí dụ giúp người nghe dễ hiểu, lãnh hội được điều Ngài muốn trao truyền. Trong kho tàng văn học Phật giáo, từ Kinh tạng Nikāya cho đến Chú giải Aṭṭhakathā đều có ghi lại những hình ảnh thí dụ đặc sắc ấy.

1

Phương tiện

Phương tiện của chư Phật, theo kinh Pháp Hoa, là để khai, thị, ngộ, nhập cái thấy biết của Phật cho chúng sanh, khiến họ vào Nhất thừa Phật tánh.

1

Đức lớn mới thực sự lớn

Người đời thường căn cứ vào tuổi đời, địa vị xã hội, vai vế trong dòng tộc để phân định thứ bậc lớn nhỏ, vị trí cao thấp. Người tu thì căn cứ vào tuổi đạo, ai vào đạo trước (thọ giới trước) thì người đó lớn, đi trước, ngồi trên; ai vào sau thì nhỏ nên đi sau, ngồi dưới. Lệ thường là thế, song kỳ thực, tuổi đạo lớn hay nhỏ cũng không phải là vấn đề, quan trọng là vị ấy có giới đức phạm hạnh hay không.

1

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Chúng sinh theo nghiệp mà trôi lăn trong tam giới, lục đạo không dứt. Chính sự sinh tử luân hồi miên viễn là nỗi khổ lớn của chúng sinh. Người tu học Phật pháp với mục tiêu tối hậu là vượt thoát luân hồi, chứng quả vô sinh. Trong dòng sống hiện tại, con người vì ái, thủ, hữu mà tiếp tục tái sinh để chịu khổ đau, không thoát ra được bộc lưu sinh tử.

1

Suy nghiệm lời Phật: Bốn pháp căn bổn

Suốt hơn 45 năm thuyết pháp độ sinh, Thế Tôn đã để lại kho tàng Pháp bảo vô cùng đồ sộ, bao hàm nhiều phương diện đạo đức, xã hội và tâm linh... Trong hành trình cuối cùng từ Tỳ-xá-ly đến thành Câu-thi-na, Thế Tôn thường nói lại những nội dung then chốt của giáo pháp. Một trong những giáo huấn trọng yếu đó là Tứ pháp ấn tức Vô thường, Khổ, Vô ngã, Niết-bàn.

1

Chất lượng

Đức Phật dạy các Tỷ-kheo nên tu học thế nào để có được kết quả xứng đáng hay đạt chất lượng tốt nhất. Phải học từ từ, thực tập từ từ, từng bước một, bắt đầu từ những việc nhỏ nhiệm như sửa thân ngay thẳng, sửa lời ngay thẳng, sửa tâm ngay thẳng, không để thân, khẩu, ý rơi vào khuyết điểm dẫn đến hư hỏng.

1

Xả chấp

Các học giả đã xác nhận Đức Phật là nhà giáo dục đặc thù, khác hơn các nhà giáo dục khác.

1

Hướng đến ánh sáng

Ở đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.

1

Bệnh khổ

Đức Phật từng dạy: “Không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, bạn lành là thân nhất, Niết-bàn là an vui nhất” (Kinh Pháp cú). Bệnh là một trong bốn nỗi khổ lớn của đời người: Sinh, già, bệnh, chết.

1

Mẫu người phụ nữ được nam giới yêu thích thời Đức Phật tại thế

Xem ra, những tiêu chuẩn về một người phụ nữ lý tưởng thời Thế Tôn đến tận bây giờ vẫn là khuôn mẫu cho đàn ông tìm kiếm. Và đây cũng chính là những yếu tố mà các người con gái của Thế Tôn (nữ cư sĩ) hiện nay cần học tập, rèn luyện tự kiện toàn để trở nên đáng yêu hơn trong mắt chồng con.

1

Đừng chờ tới lúc già mới học đạo

Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta không biết làm sao tu, nên sinh rồi lại chết, chết rồi lại sinh, đó là điều mà mình phải hết sức đau lòng. Tại sao tới ngày hôm nay mình vẫn còn chần chờ, chẳng chịu tu? Quý-vị nghĩ xem, thời gian không chờ đợi ai, trong nháy mắt thì sinh mạng mình đã kết thúc rồi.

1

Phật giáo và đời sống thế tục

Với tâm từ bi vô lượng, đức Phật đã tùy căn cơ trình độ của chúng sinh mà thuyết pháp giáo hóa; tùy nhu cầu, ước muốn mà giúp cho hàng xuất gia lẫn tại gia đều có được lợi lạc, tìm thấy nguồn an vui, hạnh phúc.

1

Bốn hạng vợ

Người vợ tốt phải hội đủ những phẩm chất của người mẹ, người bạn và người nô tỳ.

1

Công đức tùy thời bố thí

Cúng dường, bố thí là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Bố thí là sẻ chia, cho đi một phần những gì mình có. Tùy thời bố thí nghĩa là lúc nào, cái gì mà chúng ta có thể cho được liền đem cho, ai cần gì mà nếu xét thấy sẻ chia được liền chia sẻ. Muốn bố thí có quả phước lớn thì phải hiểu rõ việc mình làm, quyết định nhanh, trước trong và sau khi bố thí tâm hoan hỷ. Đức Thế Tôn dạy “Thí chủ, đàn-việt tùy thời bố thí có năm công đức”.

1

Sau thời chánh pháp

Đời tương lai, sẽ có Tỳ-kheo cạo bỏ râu tóc mà tập theo gia nghiệp...

1

Dính mắc tài vật thật là khó bỏ

Biểu hiện đầu tiên của tu tập là phát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết. Người xuất gia thì từ bỏ gia đình, sự nghiệp thế gian dấn thân trên đường đạo. Người tại gia thì nhờ buông bỏ mà trở nên nhẹ nhàng với mọi thứ, không còn cố bám víu hơn thua giành giật như xưa. Nếu giữ vững được sơ tâm như vậy thì quý hóa biết bao.

1

Lập hạnh tinh tấn

Ở đời, siêng năng là một trong những đức tính được xem là nền tảng của mọi thành công. “Cần cù bù khả năng” hay “siêng nhặt chặt bị” là những kinh nghiệm quý báu về tinh tấn.

1

Lời dạy này của Phật chỉ có 10 chữ, nhưng đáng giá một đời

Xưa có một ông lão đi khắp nơi rao bán một bài học đáng giá nghìn vàng. Nhiều người nghĩ rằng ông già bị điên vì chẳng có bài học nào đắt như vậy. Nhưng ông lão vẫn cần mẫn như một người bán rong và rồi tiếng rao của ông cũng đến tai nhà vua.

1

Chẳng thể được

Các pháp hữu vi là vô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết. Đây là sự thật, là quy luật vận động tự nhiên của vũ trụ và nhân sinh. Không ai và không có sự vật gì vượt thoát quy luật này.

Các tin khác