1 Tin Tức Tu học

1

Nói ác khẩu bị đọa làm khỉ

Đây là câu chuyện Đức Phật dạy về việc Ác Khẩu và quả báo của nó: Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con.

1

Người Cư sĩ Phật tử có 6 nghề nên tránh

Là đệ tử của Đức Phật, những hàng cư sĩ phải lưu ý sáu nghề nghiệp ác độc này, luôn luôn phải vâng theo lời dạy của Đức Phật thì mới tìm thấy chơn hạnh phúc, an vui của cá nhân và của cả gia đình mình.

1

TT. Huế: ĐĐ Thiền Hải thuyết giảng đề tài: “Nhân Quả” tại GĐPT huyện A Lưới

Nếu chúng ta làm một điều ác, thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác những sự khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra nhiều điều tội lỗi, v.v… Nếu chúng ta làm một điều thiện, thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác sự an vui, hạnh phúc.

1

Kính lễ "Sư Bà Thích Nữ Viên Minh" nhân ngày Chung thất

Dẫu biết Người mượn huyễn thân để đi vào đời làm sứ giả Như Lai, xong việc rồi thì xả bỏ huyễn thân ấy mà về lại nơi tịch tịnh...Nhưng phàm phu chúng con, nói thì hay vậy, nhưng nào có hiểu đâu lẽ huyền vi ấy, để giờ đây sao trong tâm tư còn muôn sầu khổ, Người đi rồi, chúng con thương kính khôn nguôi.

1

Vì sao gọi Tịnh Độ là “diệu môn”?

Pháp môn này sâu mầu cùng tột, chẳng những người tầm thường chẳng thể hỏi được, mà bậc Đại Trí Xá Lợi Phất cho đến bậc Pháp Vương Tử trí huệ bậc nhất là Văn Thù Bồ Tát cũng chẳng thể hỏi. Phật nói pháp cần phải có người khải thỉnh, nhưng pháp môn này sâu quá, ai cũng chẳng nghĩ tới được. Do vậy, đức Phật quán sát cơ duyên của đại chúng dự hội đã chín muồi, chẳng cần đệ tử khải thỉnh, tự động tuyên nói pháp môn “thành Phật viên mãn ngay trong một đời này”.

1

Lợi dưỡng quá nặng

Ai cũng biết rằng, có thực mới vực được đạo. Dĩ nhiên, nếu thiếu thốn và khốn khó quá thì tu tập cũng bị trở ngại nhưng ngược lại đầy đủ và sung mãn quá đôi khi lại không phải là điều hay. Nhất là hành trình chứng đạt giải thoát thì luôn đi ngược với sự chấp thủ, cần phải xả ly và buông bỏ đến tận cùng. Nếu một hành giả chưa thành tựu A-la-hán, thiết nghĩ cũng rất cần tỉnh giác đối với cung kính và lợi dưỡng, vì đó thực sự là một chướng ngại.

1

Sống không làm người khác buồn khổ

Để sống một cuộc sống có ý nghĩa, con người luôn phải phấn đấu học hỏi, trau dồi và sửa sai suốt cả cuộc đời. Sự nhận thức dần dần được hình thành từ những hình ảnh thấy người khác đau khổ, lo lắng, đau buồn và sợ hãi, hiểu được “ý nghĩa cuộc sống là mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người, lấy niềm vui và hạnh phúc đó làm niềm vui và hạnh phúc cho mình.”

1

Pháp Lục hòa

Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn trong hòa hợp, hòa kính, hạnh phúc và an lạc, vì sáu pháp hòa kính này có năng lực hóa giải tất cả mọi xung đột giữa cá nhân và cá nhân, giữa cộng đồng tập thể này và cộng đồng tập thể khác trong cuộc sống chung đụng với nhau từ vật chất đến tinh thần.

1

Ái ngữ và lắng nghe

Các cụ ta có câu “ họa tùng khẩu xuất”. Câu nói đó quả không sai. Khi ở gần những người ăn nói dịu dàng, lễ phép ai mà chẳng thấy dễ chịu. Ngược lại, khi phải tiếp xúc với những người thô lỗ, cục cằn, lời nói đầy trách móc, chua chát, đắng cay thì đáng sợ biết mấy. Lời nói nhu hòa có tính chất xây dựng, nó giúp ta dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, góp phần tạo dựng nền tảng cho sự thành công trong cuộc sống.

1

Nhân duyên đẹp, xấu, giàu, nghèo, sang, hèn của nữ nhân

1

Thần chú Đại Bi nhiệm mầu không thể nghĩ bàn

Ý nghĩa của đại bi: Căn cứ câu: "Bi năng bạt khổ," bất cứ ai gặp phải mọi cảnh khổ nạn, nếu thành tâm tụng Chú Ðại-bi đều có thể được bình an, chuyển hung thành cát. Ngài Quán Thế Âm bạch Phật rằng: "Nếu như chúng sanh trì tụng Ðại-bi Chú mà không được mãn nguyện, thì xin thề không thành chánh giác, trừ phi nguyện ước của họ bất thiện hay không thành tâm trì tụng."

1

Làm gì để biết được quá khứ, hiện tại, tương lai của mình?

Muốn biết quá khứ, hiện tại, và tương lai của mình và người, không cần tốn thời gian, công sức và tiền bạc đi coi bói toán ở đâu cả, mà chỉ cần bỏ ra ít phút đọc lời Phật dạy dưới đây:

1

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Vạn pháp quy nhất. Pháp môn vốn không cao thấp. Cái chính là hợp căn, hợp thời. Ngày xưa con người căn tánh trội hơn. Bây giờ tập khí đầy giẫy hư không, ùa ạt vào tâm. Hàng ngày các trò giải trí tăng thêm tính ảo và thực dụng, nội trong ti vi thôi người tu đã quá vất vả chế ngự vọng niệm. Một khi internet toàn cầu hóa, thế giới trở thành ao hồ trong mỗi người, càng khiến vọng tưởng mặc sức sinh sôi. Vọng tưởng ở trong Tịnh tông có thể định nghĩa: Ngoài câu “Nam mô A Di Đà Phật” ra, hết thảy những ý niệm khởi lên đều là chính nó. Vọng tưởng xét đến cùng là giả; chống vọng tưởng cũng bằng biến mình thành vọng tưởng.

1

Tế lễ thế nào mới đúng pháp?

Cũng trong lời dạy về tế đàn, Phật cũng đưa ra một số cách làm ít tốn kém, ít phiền não nhưng lại có kết quả thiết thực hơn như là: bố thí, cúng dường, xây dựng tịnh xá, Quy y, giữ Giới,… Trong những yếu tố trên thì yếu tố “giữ giới” có liên quan gián tiếp đến sự bình đẳng của chúng sanh.

1

Chuyển hóa mười ác nghiệp

Nhìn theo hướng lạc quan, hiện chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng phát triển và kiện toàn về nhiều phương diện. Bình tâm mà suy xét thì tuy có phát triển nhưng đời sống nhân loại lại luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hiểm họa. Không ai có thể dám chắc bất cứ điều gì ở tương lai khi mà mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh, thảm họa, dịch bệnh, thiên tai… cứ chực chờ, đoanh vây, hủy diệt sự sống con người.

1

Sát sanh và bệnh tật

Nếu bạn muốn khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh hoạn, điều chủ yếu là không nên ăn thịt, không nóng giận, không hút thuốc, uống rượu. Ðây là những cách để có được khỏe mạnh.

1

Đặc tính của ngã

Trong sự chấp ngã, bám víu vào “cái ta” và “của ta” rồi dẫn đến chiếm hữu, sự bám víu vào cái thân vật chất này ai cũng coi trọng nó, kẻ nào chạm đến sẽ bị phản kháng dữ dội. “Cái ta” ban đầu chỉ là sự bất giác của một vọng niệm được khởi lên và dính mắc vào đó, đến khi thành hình rồi nó cần một nền tảng vật chất để dựa vào đó mà hiện hữu. Nền tảng đó chính là sự hiện hữu và tồn tại cái thân này.

1

Ba nghiệp thanh tịnh

Hôm nay trong mùa an cư là thời gian tu của Tăng Ni để chúng ta tự kiểm điểm lỗi lầm của mình mà khắc phục, trong đó lỗi lầm về sân hận tác hại rất nhiều trên bước đường tu.

1

Im lặng như Chánh pháp

Tương tự “Nói năng như Chánh pháp”, “Im lặng như Chánh pháp” là câu nói nhà Phật, đôi khi cũng được thể hiện đâu đó trong chốn thiền môn nhằm gợi nhắc những người con Phật, nhất là người xuất gia, cần phải quan tâm tu tập và hướng dẫn tâm thức của mình sao cho phù hợp với Chánh pháp hay ứng dụng tâm thức đúng như lời Phật dạy. Nghĩa là tâm thức cần phải được uốn nắn và phát triển một cách đúng pháp để từng bước rời xa các yếu tố gây phiền muộn khổ đau, hướng đến “yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”.

1

Hạnh lắng nghe

Lắng nghe người khác nói hoặc nghe người khác tâm sự nỗi buồn của họ, một cách hoan hỷ, đó là ta đã thành tựu được hạnh nhẫn nhục Ba-la-mật. Nơi nào cũng lắng nghe, lúc nào cũng lắng nghe, lắng nghe tất cả những tiếng kêu đau thương của hết thảy mọi người, mọi loài là chúng ta thành tựu được tinh tấn Ba-la-mật.

Các tin khác