1 Tin Tức Tu học

1

Bảy bước mầu nhiệm

Theo truyền thống đạo Bụt thì khi vừa mới sinh ra Bụt đã bước đi bảy bước. Bụt bắt đầu đi thiền hành khi mới lọt lòng mẹ. Số bảy là con số rất linh thiêng. Vì vậy chúng ta có thể hiểu bảy bước đó như là bảy yếu tố giác ngộ.

1

Đức Phật đản sinh - Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Thật vậy, lòng từ bi bình đẳng của Đức Phật luôn lan tỏa đến cho muôn loài, đến tất cả mọi dạng sống trên trái đất, dù lớn hay nhỏ, ở gần hay ở xa, mắt thấy được hay không thấy được, đã sinh hay sắp sinh, như Ngài đã nói trong Kinh Từ Bi thuộc Kinh tạng Pali:

1

Tuyên ngôn Phật đản sanh

Từ những lời kinh…Cách đây hơn 2.600 năm, vào ngày trăng tròn tháng Tư, tại vườn ngự uyển Lumbini, thành Kapilavastu, “một Chúng sanh duy nhất, một Con người phi thường xuất hiện trong thế gian này, đã đem nhiều lợi ích cho người, an ổn chúng sanh, thương đời ngu tối, muốn khiến trời người có được phước hựu”(1).

1

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

1

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

1

Đừng để lửa sân đốt hết rừng công đức

Ngài Shantideva viết trong quyển Cách sống của Bồ-tát (The Bodhisattva’s Way of Life) , đoạn kệ đầu tiên trong chương “Nhẫn” rằng: "Dẫu có bao công đức/ Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí/ Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống/ Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả".

1

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

1

Từng bước chuyển hóa tâm thức

Giảng giải về Tứ thánh đế và Bát thánh đạo là phương pháp truyền thống để diễn đạt giáo pháp nhưng ở đây chúng ta lại diễn đạt giáo pháp bằng phương pháp mới hơn; đó là trình bày hành trình từng bước tiến đến giác ngộ.

1

Tuệ giác của Đức Phật

Nhân ngày Đại lễ Phật đản, tôi sẽ nhắc lại những đặc điểm nổi bật trong đời sống của Đức Phật, Tăng Ni Phật tử hiểu và noi theo, ứng dụng tu hành, xứng đáng là đệ tử Phật, đi theo con đường Phật đã đi, làm những việc Phật đã làm.

1

Tình thương của Ðức Phật

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: “Vì lòng thương tưởng chúng sanh, vì lợi ích cho chư Thiên và loài người mà ta xuất hiện nơi đời”. Thật vậy, bốn mươi chín năm du hóa của Ngài đã chứng minh được điều đó.

1

Bốn sự từ bỏ cao thượng của Đức Phật

Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật trải khắp các xứ sở quanh vùng Đông Bắc Ấn Độ.

1

Phúc báo của việc tín thọ giới luật

Thuở xưa Đức Phật diễn nói Kinh Pháp cho hàng trời người ở tại Tinh xá Kỳ Viên gần thành Phong Đức. Bấy giờ có hai vị Khất Sĩ mới xuất gia ở thành Vương Xá và muốn đến bái kiến Đức Phật. Tuy nhiên, ở khoảng giữa của hai nước đó đều chẳng có người sinh sống.

1

Những hình thức sinh và tử

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

1

Người tu hạnh quét rác thành tựu công đức lớn theo lời Phật dạy

Ai cũng biết câu “Con sãi ở chùa lại quét lá đa”, nên hình ảnh người tu quét rác trong sân chùa đã trở nên quá quen thuộc. Đi tu, ở chùa thì phải quét rác. Dĩ nhiên rồi! Nhưng quét rác, việc tưởng chừng như không cần phải học nhiều ấy, mà sao Thế Tôn lại ân cần dạy bảo một cách cặn kẽ.

1

Khai thị cho người mới phát tâm học Phật

Tôi thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phúc tuệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phúc tuệ.

1

Tương quan giữa cho và nhận

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

1

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

1

Thấy có cha, có mẹ là chánh kiến

Người học Phật đều biết chánh kiến là thấy biết chân chánh, như thật về Bốn sự thật, Nhân quả, Duyên khởi v.v… , ngược lại được gọi là tà kiến. Pháp thoại này, Đức Phật nói cụ thể hơn về những phương diện của chánh kiến, đặc biệt là thấy “có cha, có mẹ”.

1

Như Lai là Thầy chỉ đường

Thế Tôn sau khi chứng đắc Vô thượng chánh đẳng giác, Ngài vân du khắp xứ Ấn Độ tùy duyên thuyết pháp độ sinh. Tùy duyên thuyết pháp nghĩa là dựa vào thực tiễn, đối cơ mà nói pháp thích hợp giúp người nghe pháp thức tỉnh, chuyển hóa hoặc giác ngộ.

1

Nâng cao trí tuệ cảm xúc theo Phật giáo

Từ xưa đức Phật đã nói đến cảm thọ (cảm xúc) trong nhiều kinh, liên quan trực tiếp đến việc thiết lập đời sống an vui hạnh phúc của con người.

Các tin khác