Bài phát biểu của Chủ tịch LHQ dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Vesak

Đăng lúc: Thứ năm - 17/05/2018 19:39 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Hiện nay, nhân loại đang cùng nhau như một tập hợp toàn cầu để đối mặt với quá nhiều các thách thức. Và Thông điệp học được từ ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc thường niên sẽ nhắc nhở chúng ta phải đắc thắng những thử thách ấy trong chân tình đoàn kết nhân loại. Tôi quyết tín là chúng ta sẽ cùng nhau hành động dựa vào các giáo lý vô thượng thậm thâm này.
Thưa Ngài Tổng Thư ký, quý vị Đại sứ cùng liệt quý vị,
 
Tôi rất hân hạnh được cùng hàng triệu người trên thế giới hân hoan đón mừng Ngày Quốc tế Vesak (Phật Đản LHQ). Tôi chân thành cảm ơn các phái đoàn của Sri Lanka và Thái Lan đã tổ chức lễ kỷ niệm này tại Liên Hợp Quốc.
 
Hôm nay, chúng ta tưởng niệm 3 sự kiện trọng đại cuộc đời đức Phật: Đản sinh, thành Đạo và Niết bàn. Và, nhất là để tôn vinh những lời vàng ngọc của Ngài, vì những giáo pháp ấy vẫn mãi là nguồn cảm hứng và hướng đạo cho mọi người. Đối với riêng chúng ta, tại đây, Liên Hợp Quốc, rất nhiều những kim ngôn khẩu ngọc của đức Phật là thích hợp hơn bao giờ hết.
 

Ngài Miroslav Lajčák - Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh sưu tầm internet
 
Do đó tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm mà tôi cho là rất đặc biệt trong hiện tại.
 
Thứ nhất là “Giáo lý trung Đạo”. Đức Phật từng trải nghiệm cả 2 thái cực: lối sống xa hoa vương giả và cuộc đời khổ hạnh khước từ mọi hưởng thụ vật chất. Ngài nhấn mạnh rằng cực đoan không thể là tiến trình đưa đến Giác ngộ. Thay vào đó, Ngài dạy “con đường Trung Đạo”, vừa phải (và lối sống thiểu dục tri túc), chính là con đường cần thiết cho mọi người.
 
Trong nhiều lĩnh vực công tác của Liên Hợp Quốc, chúng ta chứng kiến nhiều cực đoan xảy ra liên tục: đến mức báo động, quan điểm, lập trường, quan niệm . . . Chỉ khi nào chúng ta gặp nhau trên lộ trình “Trung Đạo”, thì sự việc mới tiến bộ chân thành.
 
Chính lập trường “con đường Trung Đạo” này mới là thiết yếu cho những quan hệ ngoại giao và chủ nghĩa đa phương. Chúng ta vận dụng và thấy rõ “con đường Trung Đạo” này phản ánh trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc – về tiêu dùng và sản xuất bền vững.
 
Tôi khuyến nghị tất cả chúng ta chọn áp dụng, suy tư và nếp sống theo “con đường Trung Đạo” này một cách thường xuyên hơn.
 
 
 
Thứ hai được thể hiện trong giáo pháp của đức Phật bao hàm trong hai từ ngữ: Từ và Bi. Từ là ban vui cho người, Bi là cứu khổ cho người. Phật pháp nói vô duyên từ, đồng thể bi. Vô duyên thì chẳng có năng sở, nên chẳng có năng thí sở thí. Đồng thể thì chẳng phân biệt mình với người, nên khổ của người tức là khổ của mình, vui của người tức là vui của mình.
 
Tôi thấy rõ ràng giáo lý Từ Bi này đang tái hiện trong nỗ lực thường nhật của chúng ta để bảo vệ phẩm giá cao quý của mọi người, trong những cam kết cho sự phát triển bền vững, và trong mọi hành hoạt kiến tạo hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Thật vậy, điều tất yếu đã được chuẩn thuận là Liên Hợp Quốc không thể bỏ rơi ai, phải lưu tâm đến tất cả những người bất hạnh nhất, những người yếu đuối nhất trên hành tinh này.
 
Và cuối cùng, giáo lý quan trọng thứ 3 của đức Phật là về tính bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả mọi người. Ngài dạy rằng hành trình tiến đến giác ngộ luôn sẵn đến với mọi người, không phân biệt giai cấp và bản sắc cá nhân.
 
Những giá trị tương tự này đã được thể hiện trong Hiến chế Liên Hợp Quốc. Chúng ta đang hành động để quyết tiến đến các mục tiêu rất khó khăn đầy ước vọng ấy dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc: Không kỳ thị và mọi người phải được quan tâm đến. Và để thành công, chúng ta phải nhấn mạnh, tôn trọng các nguyên tắc ấy mỗi ngày và bất cứ nơi đâu.
 
Thưa quý vị Đại sứ cùng liệt quý vị,
 
Liên Hợp Quốc không do bất cứ tôn giáo nào khởi xướng, dứt khoát không. Tuy nhiên những nguyên tắc cơ bản của Phật giáo với giá trị vượt thời gian, mãi giữ tính quan yếu ấy chính là những gì Liên Hợp Quốc đang ứng dụng, ngay trong các Hội trường này.
 
Những kim ngôn khẩu ngọc của đức Phật cống hiến trí tuệ, minh triết và các chính tri kiến giúp chúng ta cải thiện tình trạng của hành tinh: Phật pháp rạng ngời cho chúng ta thấy con đường tiến đến một tương lai bền vững hơn. Phật pháp nhắc nhở chúng ta chúng ta khắc ghi Phật tính cao quý vốn tiềm ẩn trong mỗi người. Ánh sáng Phật pháp nhiệm mầu tỏa chiếu tiến trình hòa bình: hòa bình giữa các quốc gia và hòa bình giữa mỗi dân tộc.
 
Hiện nay, nhân loại đang cùng nhau như một tập hợp toàn cầu để đối mặt với quá nhiều các thách thức. Và Thông điệp học được từ ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc thường niên sẽ nhắc nhở chúng ta phải đắc thắng những thử thách ấy trong chân tình đoàn kết nhân loại. Tôi quyết tín là chúng ta sẽ cùng nhau hành động dựa vào các giáo lý vô thượng thậm thâm này.
 
Kính chúc quý vị trọn hưởng ngày Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc với niềm an lạc hạnh phúc.
 
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả quý vị!
 
Miroslav Lajčák - Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
 
Dịch: Vân Tuyền 
Nguồn: The United Nations & On Demand
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 462
  • Khách viếng thăm: 456
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 88562
  • Tháng hiện tại: 2818362
  • Tổng lượt truy cập: 88622965
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012