Quang lâm chứng minh và cử hành buổi lễ có Đại đức Thích Tâm Phương, UV BTS GHPGVN tỉnh TT.Huế, Trưởng BTS GHPGVN huyện A Lưới và sự có mặt của chư Huynh đệ Gia đình Hương sen đồng tham dự buổi lễ ý nghĩa này.
Báo thân của Đức Phật đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, tâm Ngài thanh tịnh vô nhiễm và nhu nhuyến, pháp thân Ngài thì bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, cho nên việc tắm Phật là một cơ hội để hành giả thực tập nếp sống chánh niệm, trau dồi lòng khiêm cung, hướng tâm nhiệt thành đến Đức Phật, hay nói cách khác, hướng đến sự viên mãn của đức hạnhvà trí tuệ.
Trong giọng xướng trầm bổng, đại chúng cùng tụng bài Khánh đản, niệm danh hiệu đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật với từng gáo nước tinh khiết, được dâng lên tưới tẩm cúng dường tôn tượng Pháp tướng Sơ sinh của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Đặc biệt, lễ tắm Phật cũng chính là dịp để các Phật tử, cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới thể hiện lòng tôn kính, hân hoan đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ - Đức Phật Thích Ca cách đây hơn 2.600 năm về trước.
Chúng con cung kính nghe rằng, nơi cõi trời đâu Suất đà, Thiện Huệ bồ tát ưng thời tốt, cỡi thần tượng giáng phó trần gian. Tại cung vua Tịnh Phạn, Ma Da phu nhân cảm mộng lành, mang thánh thai quang lâm phàm thế. Vui mừng thay, hoa đàm đã nở, sông núi hoan ca, thiên long trỗi nhạc, các trời rải hoa, chín rồng tắm Phật tại ta bà, bảy bước xưng tôn cùng vũ trụ.
Màu nhiệm thay, ứng linh tích để báo trước nguyện độ sinh, hiện hóa thân để mở đầu ơn cứu độ. Hôm nay ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, đệ tử chúng con, cung kính quỳ trước đài vàng, chí thành quỳ dưới ánh hào quang, chiêm ngưỡng sơ sinh bảo tướng, lạy mừng từ phụ kim thân, ca dương công đức, bậc thầy ba cõi độc tôn, tán tụng hồng danh vị thánh muôn loài đệ nhất.
Những dụng công trên của mỗi người tham dự lễ sẽ là những yếu tố tối quan trọng để họ tự chuyển, điều phục và thăng hoa tâm thức của mình. Trong biển sanh tử chập chùng, do vô minh sai sử, nên chúng sanh tạo vô số oan nghiệp, tâm thức luôn bị vẩn đục bởi những tố chất nhiễm ô của phiền não, tà kiến. Do vậy, mỗi khi được tắm Phật, tâm họ được lắng đọng trong niềm tôn kính thanh tịnh. Đó là cơ duyên hy hữu để mỗi người gội rửa thân tâm, sám hối những lỗi lầm trong bao đời, để từ đây hướng đời mình đến sự tịnh hóa ba nghiệp, từ bỏ những niềm vui tầm thường, mong manh thế tục để tìm đến niềm an lạc đích thực của tâm hồn.
Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày Lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Đối với người Phật tử, sự tôn kính, lòng nhiệt thành đối vớiĐức Phật trên nền tảng của chánh kiến mới thực sự mang lại cho họ một niềm tin trong sáng và sự an lạc đích thực, lâu dài.
Mỗi khi dâng một nén hương, một đóa hoa, một phẩm vật lên Đức Phật, hay khi rưới những dòng nước tinh khiết lên tôn tượng của Ngài, đó chính là nhân duyên thù thắng để mỗi người quay về với chính mình, hầu tự sách tấn, tự trang nghiêm cho bản thân bằng hương đức hạnh, bằng hoa trí tuệ, và bằng nước nhẫn nhục, từ ái, tùy thuận thích ứng với mọi nhân duyên, ngay cả chướng duyên để hướng đến một nếp sống hướng thượng, tỉnh giác. Phải chăng chính những lúc đó, mỗi người đang tự tắm Phật trong từng sát-na của đời mình.
Một số hình ảnh ghi nhận được:
Lễ đài tư gia Phật tử Tuệ Giác
Lễ đài tư gia Phật tử Tuệ Nhật
không khí, hân hoan, phấn khởi, tín đồ, phật giáo, tối ngày, tư gia, phật tử, trang nghiêm, kỷ niệm
Mã an toàn:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012
Ý kiến bạn đọc