Cây Vàng Đắng: Những cây thuốc - vị thuốc phòng và trị bệnh (tt)

Cây dây leo to, hình trụ, có phân nhánh, cành lá non và hoa quả có phủ 1 lớp lông mềm. Lá mọc so le, phiến lá đơn nguyên, hình tim, có cuống dài. Hoa màu trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch, hình cầu. Rễ hình trụ, mặt ngoài màu trắng nhạt, trong màu trắng nhạt, cắt ngang có hình bánh xe, lát cắt có màu vàng, tim ruột lan tỏa.

2. Cây Vàng Đắng ( Hoàng Đằng )

Tên khoa học: Coscinium usitatum

Họ khoa học: Mennispermaceae ( C. fenestatum ) ( Họ Tiết Dê )

1. Đặc điểm thực vật:

Cây dây leo to, hình trụ, có phân nhánh, cành lá non và hoa quả có phủ 1 lớp lông mềm. Lá mọc so le, phiến lá đơn nguyên, hình tim, có cuống dài. Hoa màu trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch, hình cầu. Rễ hình trụ, mặt ngoài màu trắng nhạt, trong màu trắng nhạt, cắt ngang có hình bánh xe, lát cắt có màu vàng, tim ruột lan tỏa.

2. Bộ phận dùng:

Thân và rễ thu hái vào mùa đông, cắt thành từng đoạn dài khoảng 10 - 13cm, phơi hoặc sấy khô.

3. Thành phần hóa học:

Thân và rễ vàng đắng có alcaloid là berberin và palmatin...

4. Công dụng:

Chữa lỵ trực khuẩn, tiêu chảy, đau mắt...

5. Cách dùng - liều dùng:

@ Dùng 4 - 6g/ngày dạng thuốc sắc.

@ Viên berberin 0,10g; uống 6 - 8 viên/ngày chia làm 2 lần, dùng 5 - 7 ngày.

 
 

Tác giả bài viết: Minh Viên - Trường Cao Đẳng Y Tế Kiên Giang - Khoa Dược