Mùa Vu Lan tại vùng cao A Lưới qua cái nhìn của Phật tử teen 9X
- Thứ sáu - 15/08/2014 07:52
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mùa Vu Lan – Mùa của báo hiếu mẹ cha, là những ngày để chúng ta báo ơn công đức dưỡng dục của mẹ cha. Đối với mỗi người, những ngày này thật là nhiều cảm xúc và đều có cảm xúc chung đó là hướng về cha mẹ của mình.
Tôi cũng vậy, chàng thanh niên 19 tuổi này cũng có cảm xúc như bao người khác, nhưng khác rằng tôi lại đón một mùa Vu Lan tại một miền đất xa lạ, một vùng núi cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là vùng cao A Lưới. Nơi đây được xem là vùng khó khăn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, một nơi có 6 đồng bào dân tộc thiểu số với kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nương rẫy nên gặp rất nhiều khó khăn.
Mùa Vu Lan năm nay tôi có duyên với xứ Huế, với những chuyến đi cùng Sư phụ tại xứ Huế mộng mơ này. Nơi đây được xem là cái nôi của Phật giáo, là nơi rất tốt để những người con Phật, những người có lòng hướng Phật tu tập.
Trong lòng tôi lúc này vừa vui và lại vừa buồn. Buồn vì không được bên cạnh đón mùa Vu Lan ý nghĩa này bên cha mẹ, nhưng lại vui vì có thể được đi đây, đi đó, được tu tập và làm những việc mà trước đây tôi nghĩ mình không thể làm được. Và với việc đi phát cháo từ thiện cho những bệnh nhân ở bệnh viện huyện A Lưới đã để lại trong tôi bao nhiêu suy nghĩ, bao dòng cảm xúc để rồi giờ đây tôi lại ngồi viết, viết ra bao suy nghĩ của mình, suy nghĩ của một chàng thanh niên 19 tuổi ở vùng đất xa lạ đến với xứ Huế thơ mộng này.
Nhưng có thể nói rằng, huyện vùng cao A Lưới đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. Những công việc ý nghĩa cho mùa Vu Lan, những buổi lễ trang nghiêm được cử hành như Lễ cài hoa hồng, thắp nến tri ân, tưởng niệm cầu siêu Cửu huyền thất Tổ….và buổi phát cháo tại bệnh viện huyện được thực hiện với tất cả tấm lòng từ bi của người con Phật.
Có thể nói rằng, một nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, một nơi mà ở đó người dân gặp nhiều khó khăn trong kinh tế như thế sẽ là nơi cần lắm những cuộc quyên góp hay từ thiện không chỉ của các mạnh thường quân mà còn là của những người con Phật, những Tăng Ni, Phật tử.
Đang miên man với bao dòng suy nghĩ với buổi lễ quy y của bản thân mình, trong lòng đang vui sướng thì tôi đã phải trầm lại khi bước vào bệnh viện của huyện A Lưới. Nhìn những người dân nằm tại bệnh viện này mà tôi có chút chạnh lòng. Chạnh lòng vì mình quá sướng, chạnh lòng vì chúng tôi quá đầy đủ, chạnh lòng vì sao nơi đây lại khổ như vậy. Cơ sở vật chất của bệnh viện thì cũng có, trang thiết bị thì cũng tạm ổn nhưng sao nhìn những con người ấy lòng tôi vẫn thấy buồn, tôi trở nên nặng trĩu với bao dòng suy nghĩ. Phải chăng tôi có thể giúp gì cho họ. Tôi lại phải giật mình một lần nữa khi nhìn những em nhỏ, giật mình hơn nữa sao nhìn họ khổ vậy.
Bước xuống xe với bao nhiêu suy nghĩ nhưng không quên nhiệm vụ của bản thân.Công việc đầu tiên của tôi nơi đây là bê hai nồi cháo trên xe xuống và kêu gọi mọi người trong các phòng, các khoa xuống nhận cháo từ thiện. Đi qua các căn phòng, các khoa và các dãy nhà, lòng tôi trở nên nặng trĩu hơn, dân ta, đồng bào ta còn khổ lắm, còn thiếu thốn lắm. Nhìn họ phải chống chọi với căn bệnh của mình mà tôi không thể kìm được lòng mình. Nhưng không, tôi không cho bản thân mình yếu đuối, tôi còn phải làm việc, đây mới là cách giúp họ, dù những bát cháo không có gì to tát cả, về vật chất đôi khi nó chỉ đáng vài ba chục ngàn bát cháo, nhưng về tinh thần thì những bát cháo ấy không có thể mua được bằng tiền. Nó là sự trao đi của những tấm lòng nhân ái và được nhận lại bởi những con người đang cần sự giúp đỡ. Những bát cháo ấy được xem như là ngọn lửa tiếp sức cho họ, ngọn lửa ấy nó không to tát gì đối với nhiều người, có thể sẽ bị dập tắt một cách dễ dàng nhưng nó vẫn cháy, nó cháy âm ỉ trong lòng mỗi người dân, của mỗi bệnh nhân tại bệnh viện huyện A Lưới này. Từng bát cháo được trao đến tận tay của những người dân với một nụ cười luôn hé trên môi, từng người một thật là nghiêm túc, không có sự tranh giành, không có sự chen lấn xô đẩy nhau, mọi việc đều diễn ra một cách tốt đẹp.
Đi cùng có thêm cả sư cô, sự ân tình và tấm lòng từ bi, cách chăm sóc rồi những lời nói nhẹ nhàng của sư cô chính là động lực cho chúng tôi cố gắng làm việc, động lực cho những người bệnh vượt qua được bệnh tật mà sống với cuộc sống tươi đẹp. Hay những hành động của sư cô chính là cái gương để những người trẻ tuổi như chúng tôi noi theo.
Và thật là thiếu xót khi không nói đến những con người trẻ tuổi cũng đến để làm từ thiện, những con người này sẽ là những người tiếp nối những công việc, hành động mà sư cô đã làm. Lại một câu hỏi được đặt ra trong đầu của tôi. Tại sao các thanh niên bây giờ không bỏ chút thời gian để làm các công tác xã hội như thế này, tại sao lại ngày đêm bán mặt cho máy tính, bán lưng cho ghế sofa để cày game, lên facebook “chém gió” tán tỉnh nhau. Nếu như chúng ta bỏ thời gian đó để đi làm những việc thiện nguyện như thế này thì xã hội, bao nhiêu người trở nên sung sướng biết bao nhiêu. Bỏ ra thời gian ấy xem cha mẹ, những người xung quanh mình họ đang sống như thế nào đi. Hãy sống đúng với đạo lý của dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách“.
Hôm nay, tôi ngồi đây, viết lên bao dòng cảm xúc này, những câu văn, câu từ không có hoa mỹ như nhà văn, không có sự tung lên mây như nhà báo mà chỉ có từ tấm lòng đến từ suy nghĩ của chàng trai 19 tuổi nghĩ sao viết vậy. Nhưng tất cả là suy nghĩ và cảm xúc của bản thân sau khi được đi phát cháo từ thiện cho bệnh nhân tại bệnh viện huyện A Lưới. Đến nơi tôi mới biết được rằng tôi quá sướng so với nhiều người, và tôi mừng vì tôi đã làm được một việc ý nghĩa. Qua bài viết này, tôi mong không chỉ riêng tôi mà cả các bạn trẻ khác nữa, các mạnh thường quân hay những người có khả năng sẽ cố gắng có những cuộc từ thiện như thế này lần nữa. và đặc biệt là các bạn trẻ, hay làm những việc xứng đáng với tuổi trẻ của mình.
Mùa Vu Lan năm nay tôi có duyên với xứ Huế, với những chuyến đi cùng Sư phụ tại xứ Huế mộng mơ này. Nơi đây được xem là cái nôi của Phật giáo, là nơi rất tốt để những người con Phật, những người có lòng hướng Phật tu tập.
Trong lòng tôi lúc này vừa vui và lại vừa buồn. Buồn vì không được bên cạnh đón mùa Vu Lan ý nghĩa này bên cha mẹ, nhưng lại vui vì có thể được đi đây, đi đó, được tu tập và làm những việc mà trước đây tôi nghĩ mình không thể làm được. Và với việc đi phát cháo từ thiện cho những bệnh nhân ở bệnh viện huyện A Lưới đã để lại trong tôi bao nhiêu suy nghĩ, bao dòng cảm xúc để rồi giờ đây tôi lại ngồi viết, viết ra bao suy nghĩ của mình, suy nghĩ của một chàng thanh niên 19 tuổi ở vùng đất xa lạ đến với xứ Huế thơ mộng này.
Nhưng có thể nói rằng, huyện vùng cao A Lưới đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. Những công việc ý nghĩa cho mùa Vu Lan, những buổi lễ trang nghiêm được cử hành như Lễ cài hoa hồng, thắp nến tri ân, tưởng niệm cầu siêu Cửu huyền thất Tổ….và buổi phát cháo tại bệnh viện huyện được thực hiện với tất cả tấm lòng từ bi của người con Phật.
Có thể nói rằng, một nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, một nơi mà ở đó người dân gặp nhiều khó khăn trong kinh tế như thế sẽ là nơi cần lắm những cuộc quyên góp hay từ thiện không chỉ của các mạnh thường quân mà còn là của những người con Phật, những Tăng Ni, Phật tử.
Đang miên man với bao dòng suy nghĩ với buổi lễ quy y của bản thân mình, trong lòng đang vui sướng thì tôi đã phải trầm lại khi bước vào bệnh viện của huyện A Lưới. Nhìn những người dân nằm tại bệnh viện này mà tôi có chút chạnh lòng. Chạnh lòng vì mình quá sướng, chạnh lòng vì chúng tôi quá đầy đủ, chạnh lòng vì sao nơi đây lại khổ như vậy. Cơ sở vật chất của bệnh viện thì cũng có, trang thiết bị thì cũng tạm ổn nhưng sao nhìn những con người ấy lòng tôi vẫn thấy buồn, tôi trở nên nặng trĩu với bao dòng suy nghĩ. Phải chăng tôi có thể giúp gì cho họ. Tôi lại phải giật mình một lần nữa khi nhìn những em nhỏ, giật mình hơn nữa sao nhìn họ khổ vậy.
Bước xuống xe với bao nhiêu suy nghĩ nhưng không quên nhiệm vụ của bản thân.Công việc đầu tiên của tôi nơi đây là bê hai nồi cháo trên xe xuống và kêu gọi mọi người trong các phòng, các khoa xuống nhận cháo từ thiện. Đi qua các căn phòng, các khoa và các dãy nhà, lòng tôi trở nên nặng trĩu hơn, dân ta, đồng bào ta còn khổ lắm, còn thiếu thốn lắm. Nhìn họ phải chống chọi với căn bệnh của mình mà tôi không thể kìm được lòng mình. Nhưng không, tôi không cho bản thân mình yếu đuối, tôi còn phải làm việc, đây mới là cách giúp họ, dù những bát cháo không có gì to tát cả, về vật chất đôi khi nó chỉ đáng vài ba chục ngàn bát cháo, nhưng về tinh thần thì những bát cháo ấy không có thể mua được bằng tiền. Nó là sự trao đi của những tấm lòng nhân ái và được nhận lại bởi những con người đang cần sự giúp đỡ. Những bát cháo ấy được xem như là ngọn lửa tiếp sức cho họ, ngọn lửa ấy nó không to tát gì đối với nhiều người, có thể sẽ bị dập tắt một cách dễ dàng nhưng nó vẫn cháy, nó cháy âm ỉ trong lòng mỗi người dân, của mỗi bệnh nhân tại bệnh viện huyện A Lưới này. Từng bát cháo được trao đến tận tay của những người dân với một nụ cười luôn hé trên môi, từng người một thật là nghiêm túc, không có sự tranh giành, không có sự chen lấn xô đẩy nhau, mọi việc đều diễn ra một cách tốt đẹp.
Đi cùng có thêm cả sư cô, sự ân tình và tấm lòng từ bi, cách chăm sóc rồi những lời nói nhẹ nhàng của sư cô chính là động lực cho chúng tôi cố gắng làm việc, động lực cho những người bệnh vượt qua được bệnh tật mà sống với cuộc sống tươi đẹp. Hay những hành động của sư cô chính là cái gương để những người trẻ tuổi như chúng tôi noi theo.
Và thật là thiếu xót khi không nói đến những con người trẻ tuổi cũng đến để làm từ thiện, những con người này sẽ là những người tiếp nối những công việc, hành động mà sư cô đã làm. Lại một câu hỏi được đặt ra trong đầu của tôi. Tại sao các thanh niên bây giờ không bỏ chút thời gian để làm các công tác xã hội như thế này, tại sao lại ngày đêm bán mặt cho máy tính, bán lưng cho ghế sofa để cày game, lên facebook “chém gió” tán tỉnh nhau. Nếu như chúng ta bỏ thời gian đó để đi làm những việc thiện nguyện như thế này thì xã hội, bao nhiêu người trở nên sung sướng biết bao nhiêu. Bỏ ra thời gian ấy xem cha mẹ, những người xung quanh mình họ đang sống như thế nào đi. Hãy sống đúng với đạo lý của dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách“.
Hôm nay, tôi ngồi đây, viết lên bao dòng cảm xúc này, những câu văn, câu từ không có hoa mỹ như nhà văn, không có sự tung lên mây như nhà báo mà chỉ có từ tấm lòng đến từ suy nghĩ của chàng trai 19 tuổi nghĩ sao viết vậy. Nhưng tất cả là suy nghĩ và cảm xúc của bản thân sau khi được đi phát cháo từ thiện cho bệnh nhân tại bệnh viện huyện A Lưới. Đến nơi tôi mới biết được rằng tôi quá sướng so với nhiều người, và tôi mừng vì tôi đã làm được một việc ý nghĩa. Qua bài viết này, tôi mong không chỉ riêng tôi mà cả các bạn trẻ khác nữa, các mạnh thường quân hay những người có khả năng sẽ cố gắng có những cuộc từ thiện như thế này lần nữa. và đặc biệt là các bạn trẻ, hay làm những việc xứng đáng với tuổi trẻ của mình.
Chú ý: Mọi việc sao chép và giữ nguyên nội dung đều được hoan nghênh. Ghi rõ nguồn phatgiaoaluoi.com khi phát hành lại thông tin từ website này.