Vấn đề sát sanh hại vật
- Chủ nhật - 01/12/2013 05:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hỏi: Trong khi trao đổi với một người bạn về giới thứ nhất không sát sanh. Tôi cho rằng mạng sống giữa con người và con vật dù nhỏ nhít như con trùng hay con châu chấu, cũng đều có mạng sống như nhau, cần phải được bảo vệ và tôn trọng. Nếu giết hại chúng thì cũng phạm tội sát sanh như giết con người. Hay ngược lại, nếu cứu mạng sống chúng thì cũng như cứu mạng sống con người, bởi vì mỗi loài đều có tánh giác bình đẳng như nhau. Bạn tôi không đồng ý và cho rằng mạng sống con người quan trọng hơn, nên cần phải được tôn trọng và bảo vệ hơn loài vật. Như thế, thì xin hỏi: lý lẽ giữa tôi và bạn tôi ai đúng ai sai?
Đáp: Nếu bảo xác quyết đúng hay sai, thì theo tôi, cả hai đều đúng, nhưng đúng chỉ ở một phương diện mà thôi. Lý do tại sao? Bởi vì theo bạn, thì bạn đứng trên lập trường từ bi và lý tánh để quyết định. Ngược lại, ông bạn của bạn thì đứng trên lập trường giá trị của mạng sống mà so sánh quyết định. Vấn đề nầy, chúng tôi xin được góp ý như sau:
Về phương diện từ bi, thì điều bạn nêu ra rất là hữu lý. Bởi Phật dạy, người Phật tử phải luôn luôn nuôi dưỡng lòng từ bi với muôn loài. Vì mọi sinh vật đều có mạng sống và chúng muốn được tự do sinh tồn. Theo lẽ công bằng, hễ mình biết quý trọng thân mạng mình, thì kẻ khác hay loài khác cũng đều biết quý trọng thân mạng
của chúng. Do đó, người có lòng thương, thì không nở ra tay sát hại từ loài người cho đến loài vật.
Tiến thêm một bước nữa, Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, Kinh Niết Bàn). Trên thân tướng của mỗi loài, tuy hình hài có khác nhau, mà tánh giác nào có khác nhau. Thế là, vì tôn trọng tánh giác bình đẳng, mà không nên tàn sát sanh mạng, dù sanh mạng đó nhỏ nhít như con trùng hay con châu chấu mà bạn đã nêu ra.
Như vậy, điều mà bạn nêu ra, rất phù hợp với lời Phật dạy và cũng rất phù hợp với lòng nhân của con người. Tôi dám quả quyết là bạn đúng. Tuy nhiên, nếu đứng về phương diện giá trị mạng sống, cân phân nặng nhẹ, giữa mạng sống con người và mạng sống con vật, thì sự quả quyết của người bạn của bạn là đúng.
Bởi lẽ, chúng ta cần phải minh định rõ ràng về phạm vi của giới bất sát sanh nầy. Trên nguyên tắc chủ yếu chính là Phật cấm người Phật tử không được sát nhơn. Bởi giá trị mạng sống của con người, xét về hai mặt: sinh lý và tâm lý có nhiều yếu tố thù thắng mà các loài động vật khác không thể sánh kịp. Do đó, mà người ta gọi loài người là thượng đẳng, còn loài vật là hạ đẳng. Thử chúng ta xét qua vài đức tánh căn bản:
- Về trí năng, con người có một trí năng rất tinh khôn và khả năng phát minh sáng tạo những kỹ thuật, những vật dụng máy móc tinh xảo, bằng chứng như các nhà khoa học, bác học hiện tại. Đồng thời, con người có khả năng biện biệt phải trái, thiện ác và biết tu tạo phước đức, làm sai trái, biết phục thiện, cải hối và có tâm hướng thượng thăng tiến đến quả vị cao tột giải thoát, như chư Phật, chư Bồ Tát chẳng hạn. Ngoài ra, con người còn có khả năng tư duy và một trí nhớ rất siêu đẳng. Tóm lại, những yếu tố khả năng trí thức nầy, các loài động vật khác làm gì có được.
- Về phước báo, loài người có thân tướng thắng diệu, đẹp đẽ hơn loài vật nhiều. Về cách sống loài người có văn minh, văn hóa cao hơn loài vật. Về thọ dụng thụ hưởng, loài người thọ dụng thụ hưởng những thứ thực phẩm sang trọng như cao lương mỹ vị v.v...
- Về giá trị mạng sống, không cần phải biện minh dài dòng, ai cũng biết giá trị mạng sống con người cao gấp trăm ngàn lần các loài động vật khác. Điều nầy chúng ta thử xét nghiệm vào đời sống thực tế qua một vài trường hợp thí dụ điển hình, chúng ta sẽ thấy rõ.
Thí dụ trong nhà bạn, một hôm, con của bạn bị đau sắp chết, có thầy thuốc nói bệnh nầy muốn trị hết, cần phải có một loại thuốc quý trị giá khoảng 20 ngàn Úc kim, mới có thể trị được. Nghe thế, vì muốn cứu sống sanh mạng con bạn, chắc hẳn là bạn sẽ sẵn sàng, dù phải vay nợ để có được số tiền đó trị liệu, miễn sao con bạn lành mạnh, thì bất cứ giá nào bạn cũng không từ nan. Đồng thời, trong khi đó nhà bạn cũng có con chó bệnh sắp chết và thầy thuốc cũng nói y như vậy, thử hỏi bạn có chạy kiếm đủ số tiền đó để chữa trị cho con chó hay không? Hay là bạn chỉ cho uống thuốc qua loa rồi cũng tùy theo nghiệp của nó mà phải chịu. Như vậy, so hai sanh mạng, dĩ nhiên, sanh mạng con người được quý trọng gấp trăm ngàn lần con vật.
Một thí dụ khác, như có một bọn khủng bố xâm nhập vào nước Úc, chúng lùng bắt hết những con ruồi, muỗi rồi đem giết sạch hết. Thử hỏi Chánh phủ Úc và nhơn dân Úc sẽ đối xử với bọn khủng bố đó như thế nào? Họ cám ơn hay dốc hết toàn lực binh hùng tướng mạnh đem quân đi đánh trả thù bọn khủng bố như người Mỹ đã làm. Sở dĩ Mỹ trả thù, vì bọn khủng bố giết nhiều sanh mạng người. Chớ nếu như bọn chúng giết hằng vạn hằng triệu con ruồi, con muỗi, thì chẳng những người Mỹ không tỏ ra chút hờn giận mà còn cám ơn họ rối rít nữa. Bạn thấy sao? Mạng sống nào quý hơn?
Nếu như bạn cho rằng giết một con châu chấu, thì cũng phạm tội nặng như giết một con người. Điều nầy e không đúng. Bởi vì, như trên đã nói, mạng sống con người có giá trị lớn hơn muôn lần con vật, vậy thì không thể cho rằng phạm trọng tội như nhau. Theo tôi, thì giết người là trọng tội, giết vật là tội nhẹ. Đối với luật pháp thế gian cũng thế. Luật pháp chú trọng đến sự bảo vệ con người hơn là con vật. Dù rằng con vật cũng được bảo vệ, nhưng không bằng con người.
Tóm lại, qua những ý kiến lập luận của hai người thì, theo tôi, mỗi người đều đúng ở một phương diện, như trên đã trình bày. Tuy nhiên, nếu kết hợp bổ sung hai ý kiến trên lại, thì thiết nghĩ mới đầy đủ ý nghĩa của giới bất sát sanh nầy.
Về phương diện từ bi, thì điều bạn nêu ra rất là hữu lý. Bởi Phật dạy, người Phật tử phải luôn luôn nuôi dưỡng lòng từ bi với muôn loài. Vì mọi sinh vật đều có mạng sống và chúng muốn được tự do sinh tồn. Theo lẽ công bằng, hễ mình biết quý trọng thân mạng mình, thì kẻ khác hay loài khác cũng đều biết quý trọng thân mạng
của chúng. Do đó, người có lòng thương, thì không nở ra tay sát hại từ loài người cho đến loài vật.
Tiến thêm một bước nữa, Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, Kinh Niết Bàn). Trên thân tướng của mỗi loài, tuy hình hài có khác nhau, mà tánh giác nào có khác nhau. Thế là, vì tôn trọng tánh giác bình đẳng, mà không nên tàn sát sanh mạng, dù sanh mạng đó nhỏ nhít như con trùng hay con châu chấu mà bạn đã nêu ra.
Như vậy, điều mà bạn nêu ra, rất phù hợp với lời Phật dạy và cũng rất phù hợp với lòng nhân của con người. Tôi dám quả quyết là bạn đúng. Tuy nhiên, nếu đứng về phương diện giá trị mạng sống, cân phân nặng nhẹ, giữa mạng sống con người và mạng sống con vật, thì sự quả quyết của người bạn của bạn là đúng.
Bởi lẽ, chúng ta cần phải minh định rõ ràng về phạm vi của giới bất sát sanh nầy. Trên nguyên tắc chủ yếu chính là Phật cấm người Phật tử không được sát nhơn. Bởi giá trị mạng sống của con người, xét về hai mặt: sinh lý và tâm lý có nhiều yếu tố thù thắng mà các loài động vật khác không thể sánh kịp. Do đó, mà người ta gọi loài người là thượng đẳng, còn loài vật là hạ đẳng. Thử chúng ta xét qua vài đức tánh căn bản:
- Về trí năng, con người có một trí năng rất tinh khôn và khả năng phát minh sáng tạo những kỹ thuật, những vật dụng máy móc tinh xảo, bằng chứng như các nhà khoa học, bác học hiện tại. Đồng thời, con người có khả năng biện biệt phải trái, thiện ác và biết tu tạo phước đức, làm sai trái, biết phục thiện, cải hối và có tâm hướng thượng thăng tiến đến quả vị cao tột giải thoát, như chư Phật, chư Bồ Tát chẳng hạn. Ngoài ra, con người còn có khả năng tư duy và một trí nhớ rất siêu đẳng. Tóm lại, những yếu tố khả năng trí thức nầy, các loài động vật khác làm gì có được.
- Về phước báo, loài người có thân tướng thắng diệu, đẹp đẽ hơn loài vật nhiều. Về cách sống loài người có văn minh, văn hóa cao hơn loài vật. Về thọ dụng thụ hưởng, loài người thọ dụng thụ hưởng những thứ thực phẩm sang trọng như cao lương mỹ vị v.v...
- Về giá trị mạng sống, không cần phải biện minh dài dòng, ai cũng biết giá trị mạng sống con người cao gấp trăm ngàn lần các loài động vật khác. Điều nầy chúng ta thử xét nghiệm vào đời sống thực tế qua một vài trường hợp thí dụ điển hình, chúng ta sẽ thấy rõ.
Thí dụ trong nhà bạn, một hôm, con của bạn bị đau sắp chết, có thầy thuốc nói bệnh nầy muốn trị hết, cần phải có một loại thuốc quý trị giá khoảng 20 ngàn Úc kim, mới có thể trị được. Nghe thế, vì muốn cứu sống sanh mạng con bạn, chắc hẳn là bạn sẽ sẵn sàng, dù phải vay nợ để có được số tiền đó trị liệu, miễn sao con bạn lành mạnh, thì bất cứ giá nào bạn cũng không từ nan. Đồng thời, trong khi đó nhà bạn cũng có con chó bệnh sắp chết và thầy thuốc cũng nói y như vậy, thử hỏi bạn có chạy kiếm đủ số tiền đó để chữa trị cho con chó hay không? Hay là bạn chỉ cho uống thuốc qua loa rồi cũng tùy theo nghiệp của nó mà phải chịu. Như vậy, so hai sanh mạng, dĩ nhiên, sanh mạng con người được quý trọng gấp trăm ngàn lần con vật.
Một thí dụ khác, như có một bọn khủng bố xâm nhập vào nước Úc, chúng lùng bắt hết những con ruồi, muỗi rồi đem giết sạch hết. Thử hỏi Chánh phủ Úc và nhơn dân Úc sẽ đối xử với bọn khủng bố đó như thế nào? Họ cám ơn hay dốc hết toàn lực binh hùng tướng mạnh đem quân đi đánh trả thù bọn khủng bố như người Mỹ đã làm. Sở dĩ Mỹ trả thù, vì bọn khủng bố giết nhiều sanh mạng người. Chớ nếu như bọn chúng giết hằng vạn hằng triệu con ruồi, con muỗi, thì chẳng những người Mỹ không tỏ ra chút hờn giận mà còn cám ơn họ rối rít nữa. Bạn thấy sao? Mạng sống nào quý hơn?
Nếu như bạn cho rằng giết một con châu chấu, thì cũng phạm tội nặng như giết một con người. Điều nầy e không đúng. Bởi vì, như trên đã nói, mạng sống con người có giá trị lớn hơn muôn lần con vật, vậy thì không thể cho rằng phạm trọng tội như nhau. Theo tôi, thì giết người là trọng tội, giết vật là tội nhẹ. Đối với luật pháp thế gian cũng thế. Luật pháp chú trọng đến sự bảo vệ con người hơn là con vật. Dù rằng con vật cũng được bảo vệ, nhưng không bằng con người.
Tóm lại, qua những ý kiến lập luận của hai người thì, theo tôi, mỗi người đều đúng ở một phương diện, như trên đã trình bày. Tuy nhiên, nếu kết hợp bổ sung hai ý kiến trên lại, thì thiết nghĩ mới đầy đủ ý nghĩa của giới bất sát sanh nầy.