1 Tin Tức Tin tức

Ý nghĩa ngày Phật đản sanh và sự đóng góp của Ngài cho nền hòa bình và phát triển xã hội

Thứ ba - 21/05/2024 04:33 1 1 1
Nằm trong chương trình Tuần lễ Phật đản PL. 2568 - DL. 2024 tại huyện A Lưới. Chiều ngày 20.05 (13.04 Giáp Thìn) Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã cung thỉnh Đại đức Thích Thiền Trí, Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế quang lâm thuyết giảng đề tài “Ý nghĩa ngày Phật đản sanh và sự đóng góp của Ngài cho nền hòa bình và phát triển xã hội.”


Đại đức Thích Thiền Trí, Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Ngược dòng lịch sử cách đây gần 2600 năm, đức Thế tôn đã ra đời tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc nước Ấn Độ, mang theo bức thông điệp đề cao sự hiểu biết và lòng bao dung kêu gọi thực thi một xã hội bình đẳng, không có giai cấp. Có thể nói sự kết hợp hài hòa giữa bi và trí là biện pháp khả thi để cùng nhau giải quyết những bất đồng chính kiến giữa người với người, giữa chủng tộc với chủng tộc, giữa quốc gia với quốc gia trên thế giới.


Gần 2.600 năm lịch sử trôi qua không phải là thời gian ngắn, nó đủ để chứng minh Phật giáo là một tôn giáo chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình, về sau nếu có đi chăng nữa cũng chỉ là cách đấu tranh bất bạo động. Đây chính là lý do tại sao vua A Dục, sau khi thống nhất đất nước, đã chọn Phật giáo làm quốc giáo, mục đích xây dựng một cộng đồng dân tộc sống trong hòa bình và phát triển.


Phật giáo chúng ta có ngày Vesak, tức ngày kỷ niệm về đức Phật dưới danh nghĩa của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Như thế ngày tưởng niệm đó không là ngày chỉ biết ca ngợi về sự vĩ đại của đức Phật, mà phải là ngày của những người con Phật chúng ta cùng nhau phát huy lòng từ bi và trí tuệ của Ngài, biến nó thành hành động cụ thể, trước nhất là trong hàng ngũ Tăng già, kế đến nơi người Phật tử tại gia, để làm gương sáng cho thế nhân, cũng là viên gạch vững chắc xây dựng nền hòa bình chung cho nhân loại.


Lòng từ bi của đức Phật được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, từ câu chuyện triết lý nói cho đối tượng là giới tri thức, cho đến những lời khuyên bình thường đối với người dân, trong ấy đều mang theo dấu ấn của lòng từ bi và trí tuệ của Ngài. Quan điểm xây dựng nền hòa bình chống chiến tranh, đặc biệt Ngài rất quan tâm, Ngài không đồng tình cổ vũ bất cứ cuộc chiến tranh nào, cho dù được mệnh danh là chính nghĩa. 


 
Đức Phật là một nhà hoạt động về hòa bình, Ngài cho rằng chiến tranh là điều tệ hại nhất, nó không những là sự tàn sát lẫn nhau, nguyên nhân của nghèo đói, hủy hoại văn hóa đạo đức, ngoài ra còn để lại lòng hận thù, chia rẽ và biết bao sự nguy hiểm khác.


Tác giả bài viết: Ban TT TT GHPGVN huyện A Lưới

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:chương trình, tuần lễ, phật đản, a lưới, tổ chức, trưởng ban, thừa thiên huế, ý nghĩa, hòa bình, phát triển

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn 1 1

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn