1 Tin Tức Văn học Tùy bút

Hoa Viễn Chí

Thứ sáu - 08/03/2013 09:34 1 1 1
1

Hoa Viễn Chí

Hoa viễn chí ngự ở vùng núi xa, hồn nhiên khoe sắc với sương khói, mây ngàn lung linh huyền ảo, ai bảo một ngày nào đó người đời không biết đến. Nhưng người tìm đến với hoa, hay hoa phát hiện ra người, đặt ra câu hỏi ấy cũng chỉ để vắt trí của mình cho ngã mạn.
Viễn chí là loài thân thảo, thuộc họ viễn chí (Polygalaceae), lá hình bầu dục, mọc so le. Hoa màu tím hồng, mọc thành từng chùm ở đầu cành, 2 cánh ngắn ốp dưới 2 cánh dài, một cánh giữa dính liền bầu nhụy vàng (ở đầu xếp lớp 2 cánh nhỏ) trông khá lạ mắt.

Hoa viễn chí màu tím hồng, trắng hồng mọc ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Đại Tuệ, Việt Nam thuộc loài Polygala arcuata, người Trung Quốc gọi là cự diệp viễn chí (巨葉遠志), gần với loài Polygala tricornis (hoa màu vàng), có tên là trường mao viễn chí (长毛远志), hay hoàng hoa viễn chí (黄花远志 - Polygala arillata). Người Nhật gọi loài hoa sắc vàng này là Kakinohagusa (Polygala reinii), ngoài ra, họ còn đặt tên Kamniski cho loài Polygala chamaebuxus màu tím hồng và màu trắng.

Hoa viễn chí ngự ở vùng núi xa, hồn nhiên khoe sắc với sương khói, mây ngàn lung linh huyền ảo, ai bảo một ngày nào đó người đời không biết đến. Nhưng người tìm đến với hoa, hay hoa phát hiện ra người, đặt ra câu hỏi ấy cũng chỉ để vắt trí của mình cho ngã mạn. 
 

 
Mỗi khi đặt gót đến nơi nào thì mảnh đất đó với ta đâu còn phân chủ khách, như đất trời xưa nay tương giao không chướng ngại. Bởi trong chân như vốn chẳng thể xác định được đâu là dấu đầu tiên, đâu là bước cuối cùng, nhưng vì thân tứ đại ngập tràn cảm thọ, dính mắc, nên đời cứ khi gần khi xa, trôi lăn chẳng biết lúc nào dừng.
 
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121-1190) nói: “Làm trai nêu chí xông trời thẳm. Về hướng Như Lai lập pháp hành”. Chí tuy đặt ở cao xa, nhưng biết dừng thì mới vững. Ý chí nam nhi dù trải xa muôn dặm, nhưng một khi quên mất bản thân mình gắn bó mật thiết với vô biên, thì cũng chỉ quẩn quanh với chuyện dọn chỗ nằm sống chết. Sinh tử là chuyện nhàn, chứ đâu phải chuyện sống mái với thấp cao địa vị. 

Viễn chí hay viễn kiến sâu sắc của con người là nhằm thấu đạt mối tương quan, tương duyên sinh tử giữa mình và vạn vật. Nhà thơ Santoka (1882-1940) của Nhật nói: “Người phương Tây thích chinh phục núi, người phương Đông thích thưởng ngoạn núi. Với ta, ta thích nếm vị núi”. Nếm được vị núi, kẻ “cuồng” kia phần nào đã chạm đến cái chỗ không dư không thiếu của tuần hoàn. Còn ta, sao không thể có những giây phút phiêu bồng cùng hương sắc của loài hoa viễn chí… 

(Viết tặng những người yêu hoa)

Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:so le, hoàng liên, gọi là, hoàng hoa, ngoài ra, đặt tên, hồn nhiên, mây ngàn, lung linh, huyền ảo, người đời, phát hiện, ra người, câu hỏi, tương giao, chướng ngại, thể xác, cuối cùng, thiền sư, làm trai, lập pháp

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn 1 1

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn