Hoa Lá Ngón

Đăng lúc: Thứ sáu - 15/03/2013 00:50 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Hoa Lá Ngón

Hoa Lá Ngón

Con người cần phải biết học cách sống chung với độc, khai thác độc để trị độc. Còn nhiễm độc lương tâm, hay sự ích kỷ dẫn đến tự huỷ bản thân mình, mới là thứ nhiễm độc nặng nề, biến con người trở thành một loài độc và vô cảm nhất trong tự nhiên.
Lá ngón - Gelsemium elegans là loài dây leo, thuộc họ hoàng đằng (Gelsemiaceae), lá đối mọc từng đôi, hoa hình phễu, 5 cánh màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành trông rất đẹp. Tuy đẹp là thế nhưng toàn bộ thân, rễ, hoa, lá của cây lá ngón đều có chất kịch độc. Vì thế người Trung Quốc gọi loài cây này là đoạn trường thảo (斷腸草), cỏ cắt ruột, ví cho sự đau đớn đến cực điểm.

Trong tiểu thuyết “Thần điêu hiệp lữ” của Kim Dung, những người trúng độc hoa tình tại Tuyệt Tình cốc thì không cách gì cứu nổi. Đại hiệp Dương Quá bị trúng độc hoa tình, may nhờ Thiên Trúc Thần Tăng dùng thân thể mình để thử thuốc, kết quả đã tìm ra một loại cỏ cực độc giải được độc hoa tình đó là đoạn trường thảo. Nhưng đây chỉ là câu chuyện hư cấu của Kim Dung, chớ có ai bắt chước ăn thử bất cứ loài hoa cỏ nào mà mình chưa biết dược tính của nó. Bởi chỉ nhai một vài chiếc lá ngón vào bụng thì sẽ đau đớn như bị cắt từng khúc ruột, vật vã cho đến chết. 

Tuy nhiên, đưa câu chuyện trong tiểu thuyết của kim Dung về những vùng núi phía Bắc của Việt Nam thì lại có điểm gần gũi, ít nhiều có mối liên hệ về loài “hoa tình” này. Bởi hoa lá ngón dù có chất kịch độc nhưng cũng được xem là một loại “hoa tình”, có ý nghĩa minh chứng cho tình yêu, mà từ xưa các đôi trái gái yêu nhau thường đứng bên thề thốt, ngỏ lời yêu đương.

Và khi bị phụ tình, một số cô gái đã chọn cách ăn lá ngón để quyên sinh. Họ đã trúng độc “hoa tình” và trúng luôn cả “độc tuyệt tình”, nên đã để lại những kết cục bi ai. Về sau vì các mâu thuẫn khác nhau trong cuộc sống, nhiều người từ trẻ đến già cũng tìm đến với lá ngón. Từ đó, nỗi ám ảnh mang tính “hội chứng”, “lời nguyền” của loài cây này cao tới mức người ta gọi là cây ma ngón. 

Thế là không ít lần, dư luận dấy lên những cuộc tranh luận về loài cây cực độc này. Có thể phá bỏ loài cây này đi để tránh việc người ta dùng nó để tự tử hay không? Thật khó có thể làm được điều đó, cho dù có thể đi nữa, nhưng nếu chưa bỏ được chất độc ở trong lòng mình, thì cái độc bên ngoài có ý nghĩa gì chứ. Bởi thuốc độc của nhân gian này có thiếu gì, không thể chặt phá hết các loài cây, hoa độc, cũng như không thể đuổi cùng giết tận hết những loài côn trùng, dã thú hiểm nguy. 
 


Hoa Lá Ngón
 
Huống hồ, dược tính trong lá ngón ở liều lượng được tính toán một cách khoa học, có thể được sử dụng để kết hợp chữa một số bệnh như alzheimer, bệnh trĩ, bệnh phong, bệnh khớp và một số bệnh ngoài da khác. Tại sao chúng ta không đi tìm câu trả lời, vì đâu loài dê núi ăn vô tư loài cây này mà không trúng độc? Vì dê núi “chung thuỷ” với loài cây này nên được miễn nhiễm ư?

Lá ngón không tự gây độc cho con người, chỉ có con người tìm đến lá ngón để tự gây độc cho mình. Vậy nên, cần cho mọi người thấy được tác dụng tích cực và vẻ đẹp của loài lá ngón, đừng cứ mãi ám ảnh đẩy loài cây này về phía ma mị, kịch độc. Con người cần phải biết học cách sống chung với độc, khai thác độc để trị độc. Còn nhiễm độc lương tâm, hay sự ích kỷ dẫn đến tự huỷ bản thân mình, mới là thứ nhiễm độc nặng nề, biến con người trở thành một loài độc và vô cảm nhất trong tự nhiên. 

(Viết tặng những người yêu hoa)
Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 169
  • Khách viếng thăm: 162
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 55627
  • Tháng hiện tại: 3162201
  • Tổng lượt truy cập: 92053774
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012