1 Tin Tức Văn học Tùy bút

Hoa Nhài

Thứ bảy - 31/05/2014 10:55 1 1 1
Có người còn gắn hoa nhài với hình ảnh người kỹ nữ, với gái làng chơi. Người kỹ nữ thì sao? Gái làng chơi thì sao? Phật tính vốn bình đẳng. Trên đất nước Phù Tang, trong ánh trăng khuya và hoa đinh hương, có một thiền sĩ lặng lẽ nhìn và cảm thương cho thân phận người kỹ nữ:
Nhài (lài) là loài hoa được nói đến trong kinh Phật. Hoa có hương thơm ngát nên thường được xâu thành chuỗi hay dùng để tán hoa dâng cúng Phật. Hoa nhài có những tên như Na bà ma lị hoa 那婆摩利花, Tân ma lị gia hoa 新摩利迦花, Mộc lê hoa 木梨花, Nại hoa 柰花, Mạt lị hoa 茉莉花. Chữ Mạt lị trong tiếng Hán cũng có gốc từ chữ Mallika trong tiếng Pàli. Nói chung ở một số nước châu Á có truyền thống Phật giáo..., hoa nhài tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh cao.

Khi nhắc đến loài hoa này, người Việt thường ví:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.


Người Tràng An xưa giỏi ướp các loại hương trà, không chỉ để thức dậy mùi vị thiên nhiên trước mỗi bình minh, mà còn thêm duyên cho những tính cách từ hoà, thanh lịch trong ứng xử. 

Vẻ thanh lịch người Tràng An và hương thơm hoa nhài của những ngày xưa là thế, nhưng hiện bây giờ chỉ còn nhạt phai một chút hương xưa. Trên các con đường đẹp nhất, trong các lễ hội hoa lớn nhất, mỏi mắt dõi tìm mà chẳng thấy nhài đâu. Vẻ thanh lịch đã đổi màu, thay hương, hay một chút sắc hương vẫn còn ẩn mình đâu đó?

Một số người bảo, ông Tố Hữu làm thơ “giáo huấn” thì được, chứ thơ cho ra thơ thì ít bài đáng nhớ. Ấy vậy mà đôi khi ở hoàn cảnh nào đó, ông Tố Hữu vẫn có đôi vần trăn trở: “Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài?”.

Có người đã thắc mắc, hoa nhài có ý nghĩa với người Tràng An đến vậy, nhưng không hiểu vì đâu cụ Nguyễn Trãi lại viết:

“Môi son bén phấn dây dây, 
Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay. 
Mấy kẻ hồng nhan thì bạc phận, 
Hồng nhan kia chớ cậy mình hay”.


Trăng đấy, hoa đây do đâu mà gắn với những kiếp hồng nhan bạc mệnh? Đẹp mà cậy mình hay ư, chẳng phải tạo vật trớ trêu dễ xui khiến quyền uy cố vầy cho đục những lòng trinh bạch? Cụ Nguyễn Trãi trách thói đời hư hỏng, bạc đen hay tự vấn cho cơ cảnh của chính mình? Có khi một, có khi cả hai…, và hậu thế chỉ còn biết trắc ẩn cho những vần thơ day dứt ấy.
 


Hoa Nhài
 
Có người còn gắn hoa nhài với hình ảnh người kỹ nữ, với gái làng chơi. Người kỹ nữ thì sao? Gái làng chơi thì sao? Phật tính vốn bình đẳng. Trên đất nước Phù Tang, trong ánh trăng khuya và hoa đinh hương, có một thiền sĩ lặng lẽ nhìn và cảm thương cho thân phận người kỹ nữ: 

“Quán bên đường
các du nữ ngủ
trăng và đinh hương”
(Bashô).

Cái đẹp đến và đi trong từng khoảnh khắc, sát na, trong đêm thiền, những bông trắng như tuyết nở tung làm sáng cả một góc vườn u tịch. Từng làn hương theo gió ùa vào bảo điện, thổi tất lật những trang kinh đong đầy niềm nhân - ngã, sắc - không. 

Một nhành hoa và một đời hoa, vẫn thường quen, thường lạ…

(Viết tặng những người yêu hoa)

 

Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:hương thơm, truyền thống, phật giáo, tượng trưng, tinh khiết, thanh cao, thanh lịch, tràng an, thức dậy, mùi vị, thiên nhiên, bình minh, tính cách, ngày xưa, bây giờ, một chút, mỏi mắt, giáo huấn, vậy mà, đôi khi, hoàn cảnh

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn 1 1

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn