1 Tin Tức Tu học Lời Phật dạy

1

Thế Tôn báo hiếu Phụ Vương

Đức vua nước Xá-di là Tịnh Phạn, từng dùng chánh pháp làm phương châm cai trị, lấy nhân nghĩa đạo đức để cảm hóa nhân dân, mở lồng từ bi đối với muôn loài. Bấy giờ Ngài đang lầm trọng bệnh, các quan Ngự y hết lòng điều trị, nhưng bệnh mỗi ngày một nặng, đức vua cảm thấy ưu phiền.

1

Thong dong trước tám ngọn gió đời

Chúng ta thường bị nhiều thứ ràng buộc từ đời sống, chịu sự chi phối không những đối với cảm thụ vật chất mà còn những quan hệ về nhận thức, tư tưởng khởi nguồn tác động từ bên ngoài và cả bên trong chúng ta. Sự va chạm và phát sinh cảm giác khổ/lạc hay những tư duy đối lập không ngoài sự truy cầu hướng ngoại của tâm; khi tâm thụ động đối với ngoại cảnh là lúc tám ngọn gió đời (bát phong) thổi tâm chúng ta lung lay với những: được/mất, nhục/vinh, khen/chê, khổ/vui (lợi/suy, hủy/dự, xưng/cơ, và khổ/lạc) không lúc nào ngơi.

1

Giá trị của khổ đau

Có bao giờ bạn tuyệt vọng rơi vào trạng thái ưu tư khổ não về một vấn đề nào đó trong cuộc sống bất như ý đến với bạn? Câu trả lời là trong cuộc đời không thể tránh khỏi những phút giây phiền não do những bất như ý đem lại.

1

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Có vị Thiên nhân nghĩ đến nỗi khổ của thế gian nên đến thỉnh vấn Đức Thế Tôn về nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của con người sống ở trên đời.

1

Lúa chín đúng thời

Đức Phật chỉ dạy cho các học trò mình cách thức tu tập để giải thoát khổ đau luân hồi, cơ bản dựa trên sự phát triển ba phẩm chất tự nội là đạo đức, tâm linh và trí tuệ, thường gọi là Giới-Định-Tuệ hay còn gọi là tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng trí tuệ.

1

Hành thập thiện cho đời tươi sáng

Trong bài sám của khóa lễ Tịnh độ mà chư Tăng và các Phật tử thực hành vào mỗi buổi chiều tối, có ba câu nói về đời sống “tươi sáng” hay “quang đãng” của người Phật tử và hệ quả tốt lành của đời sống ấy.

1

Phẫn nộ mất khôn

Phẫn nộ - sự phản ứng bung vỡ của tâm sân hận giận dữ - phát sinh do tâm lý bất mãn bực phiền bị kích động. Nó là hệ quả của sự tích tập các tư duy ác bất thiện như dục, sân, hại đi đôi với tập quán chấp ngã hay hay tâm lý xem trọng cái tôi.

1

Thấy nghe mà không dính mắc

Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn. Khi căn (giác quan) tiếp xúc với trần (cảnh, đối tượng của giác quan) phát sinh cảm thọ (vừa ý, không vừa ý, hoặc trung tính), rồi hình thành nhận thức phân biệt yêu ghét mà tạo ra nghiệp tốt xấu khác nhau.

1

Sư nguy hại của tà kiến

“Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại; các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại; các pháp thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt”. (Kinh Tà kiến, Phẩm Chủng tử, Tăng Chi Bộ)

1

Ứng xử như thật như chơn

Tham ái và sân hận là pháp bất thiện, dẫn đến phiền não khổ đau. Vì bất cứ lý do gì mà tham ái và sân hận phát sanh là điều không hay đối với người học Phật, vì như thế tức là chướng ngại cho vị ấy trên đường tiến tu đạo nghiệp. Phật thương và lo cho học trò mình quá! Phật không lo cho Tam bảo, mà lo cho cá nhân các học trò của mình.

1

Tinh thần thiết thực hiện tại trong lời dạy của Đức Phật

Một trong những tinh thần giáo dục đặc sắc khác mà Đức Phật truyền dạy là tinh thần “thiết thực hiện tại”, hay tinh thần thực tiễn, thực tế.

1

Hiếu hạnh độ song thân

Hôm nay là rằm tháng Bảy âm lịch, ngày Vu-lan báo hiếu báo ân của người con Phật chúng ta. Toàn thể Phật tử vân tập về Thiền viện Vạn Hạnh, lễ Phật, nghe pháp và nỗ lực làm các việc phước lành để tỏ rõ tấm lòng quy kính đối với Tam bảo, tỏ rõ tấm lòng thương kính đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên cùng với tâm nguyện cầu mong cho những người thân yêu của mình nương nhờ uy đức Tam bảo mà được phước báo an vui giải thoát.

1

Dìu con qua mỗi bước đi

Trong tác phẩm “Du Thiên Trúc Sự”, cao tăng Pháp Hiển (Fa-hsien) có ghi lại câu chuyện tiền thân của vua A Dục (Asoka), nói rằng trong đời quá khứ, khi còn là một cậu bé con đang nghịch cát trên đường, A Dục gặp Đức Phật Ca Diếp (Kasyapa) đang đi khất thực..

1

Lắng nghe lời Phật để sống hạnh phúc an lạc

Đạo Phật được mệnh danh là con đường thoát khổ hay lối sống hạnh phúc an lạc dành cho hết thảy mọi người, đặc biệt là cho những ai bắt đầu quan tâm đến sự thật khổ đau của sự kiện hiện hữu và mong muốn tìm thấy con đường đi ra khỏi khổ đau.

1

Tìm lại mình

Nếu chưa đạt đến sự giác ngộ nhanh chóng kia thì chúng ta có thể tìm mình đúng như nghĩa đen của nó xem lại mình. Xem cái thân mình đã, đang, sẽ làm gì, cái miệng mình đã, đang, sẽ nói gì, cái ý mình đã, đang, sẽ nghĩ gì.

1

Lựa lời mà nói

Trong đời sống hàng ngày, lời nói đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là cầu nối giữa con người và con người, giúp con người gần gũi và thương quý lẫn nhau, có khả năng lấp dần các khoảng cách giữa xa lạ và thân quen, giữa ngộ nhận và hiểu biết, giữa đối đầu và cảm thông, giữa khổ đau và hạnh phúc.

1

Biết thương mình

Trong Kinh tạng Nikàya thuộc văn hệ Pàli, có một thuật ngữ dùng để chỉ cho một người thể hiện một cách thái sáng suốt, chân thành và từ ái đối với chính mình cũng như đối với người khác gọi là “yêu mến tự ngã” (attakàmeti) (1).

1

Nghệ sĩ xuất gia

Có một vũ kịch sư tên là Talaputa đến tham vấn Đức Thế Tôn về sanh thú tương lai liên quan đến nghề nghiệp của mình, thưa rằng các vị Đạo sư, Tổ sư thuở xưa có truyền dạy: “Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười (pahàsadeva)”.

1

Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi

Đức Phật nhấn mạnh hai điểm, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy y tựa chính mình, không y tựa một ai khác. Hãy lấy chánh pháp làm ngọn đèn, hãy lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác.

1

Học phật là để sống hạnh phúc an lạc

Trong bài viết “Học để sống và hiểu bản thân” của Giáo sư Nguyễn Hữu Đức đăng trên Tạp chí Văn hóa số 201, tác giả đã dựa vào bốn định nghĩa căn bản của UNESCO xoay quanh câu hỏi học để làm gì để xem xét về nghĩa lý sâu xa của việc học. Bốn định nghĩa đó là learning to know, learning to do, learning to live together, learning to be.

Các tin khác