Sống lâu, đẹp đẽ và những điều kiện tối ưu của đời sống luôn hiện ra đầy đủ tùy theo ý muốn là đặc điểm của chư thiên ở thiên giới.
Theo Đức Phật thì cuộc sống không chỉ hiện tại, đời này mà còn tương lai và đời sau. Do vậy, hãy nghĩ đến tương lai mà điều chỉnh sự hưởng thọ trong hiện tại, sao cho chừng mực để 'nay vui, đời sau vui'.
Đặc điểm của pháp Tự tứ trong Phật giáo là sự thỉnh cầu mọi người soi sáng cho mình, người chỉ lỗi và người được chỉ lỗi đều chân tình và hoan hỷ. Tự tứ là pháp diệt trừ tội lỗi, giúp hành giả hướng đến an tâm và thanh tịnh tâm.
Dù nỗ lực để tự hoàn thiện mình đến mấy thì trong cuộc sống cũng khó có ai tránh khỏi những va chạm, hiểu lầm để rồi bị chỉ trích, phỉ báng. Đối với bậc Giác ngộ như Thế Tôn mà còn bị những hạng người cuồng ngôn, loạn ngữ chửi mắng huống là chúng ta.
Những vị xuất gia nào thực hiện được năm điều này trong hành xử với người Phật tử, theo Thế Tôn, người ấy đã thực sự từ mẫn, yêu thương, tôn trọng và biết ơn đệ tử, tín đồ, những người đã ủng hộ mình.
Phạm chí Sanh Văn hỏi: Sa-môn ước muốn gì? Thực hành cái gì? Thiết lập cái gì? Y cứ trên sự gì? Có mục đích gì?
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Có ba hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.
Sự nghiệp tu tập của một người, để đoạn tận lậu hoặc, đạt đến giải thoát, cần tuân thủ theo một trình tự nhất định. Tiến trình này được Thế Tôn ảnh dụ như nước xuôi dòng từ trên đỉnh núi về đến biển khơi.
Mỗi ngày đi qua đời mình như con lừa đang trên đường dẫn đến lò sát sinh thì có vui gì khi cố níu kéo những ngọn cỏ bên vệ đường. Vì mạng người mong manh, nên phải làm điều lành, phải sống phạm hạnh.
An ổn nghĩa là sống yên lành, cuộc sống có yên ổn mới làm được mọi việc, vì thế phải an cư mới lạc nghiệp. Đối với đời sống xuất gia, được sống yên ổn là một nhu yếu quan trọng để từng bước hướng đến thanh tịnh tâm hồn, phát triển và thăng hoa tâm linh.
Tôn trọng và gìn giữ giới luật là điều quan trọng nhất, bởi giới luật là nền tảng xây dựng nên tất cả công đức, trí tuệ. Học tập kinh điển để thể nhập những ý chỉ sâu xa của giáo pháp. Mùa an cư là cơ hội để các hành giả học hỏi, củng cố và trau dồi nhận thức về Phật pháp.
Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.
Đạo Phật có những câu nói hay về cách đối nhân xử thế, những bài học về làm người. Vậy, nếu các bạn mong muốn tìm hiểu đạo Phật nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống.
Để vượt qua dòng sông đời sanh tử với bọt bèo lợi danh đã có chiếc bè Tứ niệm xứ. Thế Tôn đã cho chúng ta chiếc bè, vượt sông đời qua đến bờ kia hay chìm nghĩm giữa dòng là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha dạy các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, đầy đủ ba pháp này, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba?
Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa”
“Làm việc thiện mà hoàn toàn không vướng chấp vào hình tướng là chân thật. Vướng mắc nơi hình tướng phân biệt là giả dối.“ Đối với hết thảy những việc tương tự khác, các ông đều nên dựa theo các nguyên tắc nêu trên mà tự mình khảo xét phân biệt giữa thiện hay ác, chân thật hay giả dối.”
Nhìn về phương diện Phật giáo, thì bát chánh đạo luôn luôn giúp hành giả hiểu và thực hành theo con đường đúng đắn. Trước một việc làm có hình bóng của sự rắc rối hay nhiều chiều hướng khác nhau thì chỉ có ánh sáng của chánh kiến mới phá tan được sự mê lầm đó.
Những ai có phước duyên gặp được bạn hiền thì cần phải trân trọng, giữ gìn những tình cảm bạn bè tốt đẹp ấy để cùng nhau học tập, tu dưỡng đạo đức, sống hiền thiện, hạnh phúc và an vui.
Mong ước hạnh phúc của hàng Phật tử không phải là mơ ước suông, tin tưởng mơ hồ, cầu xin ai đó ban phước mà phải tích lũy, xây dựng phước báo cho mình bằng cách sống tốt trong từng ngày, từng giờ.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...
Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.
Ngày thành lập : 12-09-2012