1 Tin Tức Tu học

1

Mười Điều Hạnh Phúc

Được thân cận với những người hiền đức, có khả năng xa lánh được những kẻ đang đi trên con đường sa đọa.

1

Nắm lá trong tay

“Này các Tỳ khưu, Ta giảng dạy những điều gì? 'Ðây là Khổ', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Khổ tập', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Khổ diệt', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt', là điều Ta giảng dạy.

1

Chúng sinh

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rồi Tôn giả Ràdha đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: “Chúng sanh, chúng sanh”, bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào được gọi là chúng sanh?

1

Kinh nghiệm tu tập của Đức Phật qua Kinh Thánh cầu

(PGAL) - Chúng ta nhận thấy tiến trình tu tập của đức Phật từ khi đang còn là Bồ-tát cho đến khi chứng Vô Thượng Bồ đề, Ngài luôn luôn tự thân nỗ lực, không nương tựa vào bất cứ ai, mà chỉ nhờ vào lòng tin, tinh tấn, niệm, định, tuệ của mình.

1

Sợ!

Từ ấy gợi lên trong ta tâm hành lo lắng về những điều không hay, không đẹp… có thể xảy đến cho ta, cho đối tượng mình thương yêu, quan tâm. Đó cũng là từ gợi lên (mô tả) một nỗi kinh hoàng mà ta đã, đang trải qua và ta không muốn nó xảy ra thêm nữa, ta đã không chịu nỗi những điều đó nữa.

1

Pháp môn Tịnh Độ

Kinh A Di Đà được đức Thế Tôn tuyên thuyết tại tinh xá Kỳ Viên thuộc nước Xá Vệ, nội dung giới thiệu vị giáo chủ và y báo trang nghiêm ở cõi Cực Lạc, khuyên chúng sanh phát nguyện sanh về thế giới ấy bằng phương pháp chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà, đồng thời dẫn lời tán dương và ấn chứng của mười phương chư Phật để làm tăng tiến niềm tin cho người niệm Phật.

1

Con nhện

Theo dõi một con nhện có thể giúp chúng ta phát sanh trí tuệ. Nhện giăng tơ ở một nơi thuận lợi, rồi nằm một nơi chờ đợi. Một lát sau, một con ruồi bay đến sa vào lưới nhện. Khi mồi vừa đụng vào lưới thì nhện tức tốc đến ngay, dùng tơ quấn chặt lấy ruồi rồi cất con ruồi vào một nơi, xong lại trở về trung tâm nằm yên lặng như trước.

1

Mười điều tâm niệm

Thiết nghĩ, hình thức vừa xem hình ảnh vui, lạ, vừa đọc những lời hay trong giáo pháp, cũng khá hợp cho các bạn trẻ mới bước đầu tìm hiểu và yêu mến Phật pháp. Phương cách mang lời đạo vào ảnh đời hay ngược lại, đều không ngoài mục đích làm cho chúng ta giác ngộ được chánh đạo, tỏ được nẽo đời. Trong kinh Pháp Bảo Đàn có câu: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mích Bồ đề, kháp như cầu thố giác,…” , (tạm dịch là: Phật pháp nơi thế gian, không lìa thế gian mà giác ngộ được, nếu xa rời thế gian mà tìm Bồ đề thì không thể, tợ như tìm sừng thỏ vậy).

1

Cảm ứng đạo giao (được như ý nguyện)

Rằm tháng Tư (1990), tôi thỉnh ảnh Phật Thích Ca và Bồ-tát Quán Thế Âm về thờ. Mỗi đêm trước bàn thờ Phật tôi mặc áo tràng, lạy Phật ba lạy, sau đó ngồi thiền 45 phút. Xả thiền xong, tôi tiếp tục ngồi kiết già tụng chú Đại bi bảy biến. Ngủ đến 4 giờ sáng tôi thức dậy hành thiền, tiếp tục đọc Thập chú mỗi bài năm biến. Ban ngày, lúc rảnh rỗi công việc, tôi lấy kinh ra đọc để hiểu điều Phật dạy. Tôi chỉ đọc mà không tụng vì tôi rất bận rộn (tôi là thầy thuốc). Đọc, học, hiểu, sống theo lời Phật dạy, tôi thấy cuộc sống của mình càng ngày càng an lạc.

1

Hạnh của biển và hạnh của tâm

Mọi nguồn nước dù chua, phèn, vẩn đục, ngọt hay không chua không ngọt, nhưng khi đã đổ về biển, thì tất cả những mùi vị đó đều trở thành mặn, nên gọi hạnh của biển là hạnh đồng nhất. Vì vậy, chúng ta về đây, chúng ta phải học hạnh của biển để thực tập, đưa vào đời sống của chúng ta và chúng ta nhìn tâm của chúng ta qua bốn hạnh của biển.

1

Tội lỗi thay phỉ báng bậc Thánh

Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấy có Tỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa:

1

Khoảnh khắc thể nghiệm khổ đau

Thể nghiệm đau khổ và tính sầu muộn buồn phiền là hai thái độ nhân sinh hoàn toàn khác nhau. Cá tính sầu muộn buồn phiền là thái độ nhân sinh tàn lụi, khép kín, và trì trệ, là một loại nhân sinh rơi vào thế giới nhỏ hẹp của thói đời.

1

Hiểu đạo và Tu đạo

Trong đạo Phật, hiểu đạo là chuyện cấp bách nhưng hành đạo quan trọng hơn. Tốt nhất là nên tu và học cùng một lúc, hành và giải phải coi trọng ngang nhau.

1

Bảy loại vợ

- Này cư sĩ, trong nhà có việc gì mà ồn ào như thế? Cư sĩ Cấp Cô Độc thẹn thùng cung kính thưa rằng: - Bạch Đức Thế Tôn, đó là sự ngỗ nghịch lớn tiếng của nàng dâu của con, Su-cha-ta. Tuy là dâu trong gia đình, nhưng nó ỷ vào sự giàu có của gia đình cha mẹ ruột nên nó thất lễ, không chịu vâng lời, không biết cung kính cha mẹ chồng.

1

Ai sẽ lo cho ta?

Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan sát. Phật thấy một thầy đang nằm một mình trong phòng dưới đất với cơn bệnh kiết lỵ (dysentery) rất nặng. Vị thầy ấy nằm trên chính phân và nước tiểu của mình. Phật hỏi các huynh đệ khác đâu, sao không có ai săn sóc cho thầy? Vị thầy trả lời rằng vì ông không giúp ích gì được cho ai, nên họ đã bỏ đi và để cho ông một mình đối phó với cơn bệnh của mình.

1

Chuyển hoá kết quả của hành động

Từ thuở ban đầu, đạo Phật bao giờ cũng quan tâm đến sự an vui của người khác, vàsau này mối quan tâm ấy đã trở thành năng lượng cho sự tu tập của ta, với một lờinguyện vì muốn mang sự lợi lạc đến cho mọi chúng sinh.

1

Lục hòa

"Trọng tâm của người tu, dù không giỏi nhưng khéo sống đúng với tinh thần lục hòa của đạo Phật thì việc tu tập sẽ được tiến triển đều, đồng thời giúp cho tín tâm Phật tử ngày càng sâu đối với Tam bảo, nhất là Tăng bảo. Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ hay mãn hạ rồi, luôn cố gắng tập sống theo tinh thần lục hòa. Dù chưa trọn vẹn nhưng chúng ta cố tập, từ từ cũng sẽ được hoàn bị. Có thế việc tu mới lợi lạc. Nếu chúng ta không tập sống lục hòa thì sự tu chỉ có hình thức thôi, niềm an vui lợi lạc không được bao nhiêu."

1

Hiểu về hai chữ Vãng sanh

Sanh tử là vấn đề ai cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất của nó. Đứng trên quan điểm nhị nguyên, sanh tử được cho là hai thái cực trái ngược nhau và do đó nhân loại luôn tìm cách kéo dài sự sống mà lý tưởng của nó là trường sanh bất tử.

1

Tu - ma - đề lấy chồng

Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc có con gái tên Tu-Ma-Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng-giả Mãn-Tài tại thành Mãn-Phú là bạn với Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc, có chút việc đến thăm Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc. Sau khi trông thấy Tu-Ma-Đề, ông hỏi Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc:

1

Học tập ba pháp tu của kinh Viên Giác

Kinh nói tất cả chúng ta đang ở trong pháp tánh, hay tánh Không, Chân Như, tánh Giác… dù chúng ta có biết hay không, có tu hay không, có thường nhớ nghĩ đến nó hay không. Pháp tánh ấy không ngăn ngại chúng ta, trái lại nó luôn luôn hiện tiền, toàn khắp. Chỉ có vô minh vọng tưởng phân biệt của chúng ta là chia chẻ “pháp giới Một Tướng” thành một thế giới chia cách, mâu thuẫn, xung đột của riêng mỗi chúng ta, mà chúng ta gọi là thế giới sanh tử.

Các tin khác