1 Tin Tức Văn học Tùy bút

1

Hoa Thiên Điểu

Trong kinh A Di Đà, khi miêu tả về thế giới Cực Lạc có nhắc đến các loài chim đầy màu sắc như bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mệnh…, một ngày sáu thời bay trên không trung hót ra những âm thanh vi diệu, khiến cho tất cả chúng sinh nghe được âm thanh ấy thì đều cùng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

1

Hoa Xoan

Đặc điểm của xoan (nhà) là ong bướm không mấy khi đến gần hoa, gỗ không bị mối xông nên thường được sử dụng để làm nhà, hoa và lá xoan lót dưới chiếu để ngừa rận, rệp… Người Nhật thì gọi xoan là chiên đàn (栴檀), trùng tên với một loài gỗ hương (Sandalwood) mà người Trung Quốc gọi là đàn hương (檀香), thường được dùng để dâng cúng Phật.

1

Hoa Dã Quỳ

Trong khung trời mùa đông, dã quỳ vẫn cười giòn sắc ấm, như nhắn nhủ rằng con đường tình yêu ở dưới gót chân… Chân thành và dung dị, đích đến của tình yêu đâu chỉ rạng rỡ ở sắc hoa, đâu chỉ long lanh dưới ánh mặt trời…

1

Hoa Hàm Tiếu

“Ta có Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao truyền cho ông Ca Diếp!”. Hoa hàm tiếu gội niềm tục mà nên duyên giữa đời, bởi hoa thường kín nụ, phong hương và được mệnh danh là loài hoa “có sắc mà chẳng lòe đời, có hương mà không cầu tục”…

1

Hoa Viễn Chí

Hoa viễn chí ngự ở vùng núi xa, hồn nhiên khoe sắc với sương khói, mây ngàn lung linh huyền ảo, ai bảo một ngày nào đó người đời không biết đến. Nhưng người tìm đến với hoa, hay hoa phát hiện ra người, đặt ra câu hỏi ấy cũng chỉ để vắt trí của mình cho ngã mạn.

1

Hoa Thài Lài tím

Người Nhật gọi thài lài tím là tử ngự điện (紫御殿 - cung điện tím; Murasakigoten), nghe cao quý và sang trọng. Người Trung Quốc thì gọi là tử áp chích thảo (紫鸭跖草 - cỏ tím chân vịt), tử trúc mai (紫竹梅), tử diệp thảo (紫叶草). Thài lài tím có sức sống bền bỉ, được xem là một loại cây trồng làm cảnh rất hiệu quả trong việc cải thiện môi trường không khí.

1

Hoa Bóng nước

Ai hỏi ta có nghĩa lý gì với đời, chỉ cần nói: luôn đi, đứng, nằm, ngồi với nó. Nó là một thực tại đơn độc luân phiên, cứ đến rồi đi đầy hoạt bát, như bóng chẳng rời hình. Một bóng hoa hay muôn vàn bóng hoa nở rộ giữa vườn xanh, cũng là một pháp vui tươi, hoà điệu.

1

Hoa ngũ sắc

Ở Việt Nam, một số người vẫn nhầm lẫn giữa hoa ngũ sắc (Lantana camara) và hoa cỏ hôi, hay còn gọi là hoa phân lợn (Ageratum conyzoides). Loài Ageratum conyzoides, người Trung Quốc gọi là thắng hồng kế (勝紅薊), và dù có mùi hôi, hắc (xú - 臭) thường thấy như ở những loài họ cúc, nhưng cũng ít khi họ gọi là ngưu thỉ thảo (牛屎草 - cỏ phân trâu).

1

Hoa Bỉ ngạn

Trong Phật học, khi nói đến sự cố chấp, người ta thường ví với thái độ “nhân ngã, bỉ thử”, tức còn mang tâm phân biệt ta - người, bên này - bên kia, và rất khó lòng thoát ra khỏi phiền não, khổ đau…

1

Hoa Sen đất

Sau khi biết đến loài hoa này, một số nhà nghiên cứu đã tìm cách chứng minh “cành hoa sen” trong câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc nón trên cành hoa sen…”, “Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…” chính là nói đến loài sen đất.

1

Hoa Giấy

Ở Việt Nam, hoa giấy đỏ được ưa trồng hơn cả, bởi sắc hoa đỏ luôn mang lại cảm giác sung mãn, ấm áp và thịnh vượng. Giàn hoa giấy ép sát bờ tường, trùm lên mái hiên, bao quanh cổng nhà, trở nên thân thiết với mọi người cho dù không có hương thơm kiêu kỳ như những loài hoa khác.

1

Hoa Tử Vi

Tử vi là một trong những loài kỳ hoa dị thảo, sách “Quần phương phổ” gọi tử vi là phạ dương hoa (怕痒花), sách “Chân Nam bản thảo” thì gọi tử vi là dương dương hoa (痒痒花), bởi tử vi có phản ứng rung lên, như cười khúc khích mỗi khi người ta gãi vào thân cây (giống với cây ổi biết “cười” ở khu di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam).

1

Hoa Sim

Ở Việt Nam, hoa sim được xem như biểu tượng cho lòng chung thuỷ, không chỉ bởi sắc hoa màu tím thường gợi đến sự nhớ thương, mà còn do vị ngọt tím đậm có trong chùm quả chín mọng, lôi cuốn hầu hết những ai từng đặt chân đến vùng rừng núi, đồi hoang đất sỏi trong những dịp hè thu.

1

Hoa Vạn Thọ

“Ai ơi dẫu có đi xa/ Nhớ gieo vạn thọ mười ba tháng mười”. Câu ca dao đó như gieo mùa đoàn tụ, để mỗi khi nhìn hoa ấy lại nhớ đến quê hương, nhớ người thân, nhớ dáng mẹ hao gầy khi mỗi xuân mỗi tuổi. Hoa ươm nắng vàng, dệt màu trường cửu, để con cháu dù giàu nghèo cũng chớ vội quên, cho niềm vui bao tuổi vẫn thường xuân…

1

Nghe tiếng hoa khai

Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ, Nghe tiếng hoa khai, bỗng giật mình!

1

Tình đồng hương

Hệt như một giấc mơ. Trang không nghĩ mình lại gặp may đến thế. Không thể ngờ được mình lại có một chỗ trên chuyến xe chờ đồng hương miễn phí này. Còn hơn cả trúng số độc đắc. Vậy là mình được về ăn tết quê rồi, mừng quá. Nhưng… bỗng cô nhớ đến cái anh nhường vé cho mình lúc nãy. Người đâu tốt đến thế là cùng, vậy mà bây giờ anh ấy phải ở lại Sài Gòn rồi. Có phải như mẹ hay nói, người tốt thường bị thua thiệt? Trang thấy ăn năn quá, chao ơi, niềm vui không trọn vẹn.

1

Hoa Thiên Lý

Cứ nhớ đến hình ảnh vị sư già bái Phật, thỉnh đĩa hoa thiên lý xuống như thủ thỉ, chuyện trò, mới hay sự giao tiếp với hoa cũng thuỷ chung và tinh tế. Hoa là pháp, pháp là hoa, pháp bất trược địa, thì hoa kia dù héo cũng chẳng thể bỏ bừa không kính.

1

Bờm cười

Cổ nhân nói: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó". Sự thận trọng của thằng Bờm ấy thế mà khôn! Tiếng cười tự nhiên đến dễ dãi của thằng Bờm cũng tinh ranh lắm! Và giá trị của thằng Bờm là đã biết dừng đúng lúc ở một cuộc trao đổi cân bằng.

1

Hoa Phấn

Trong vòng đời, cái được thể hiện ra bên ngoài và cái được nuôi dưỡng ở bên trong đôi khi là sự tương chiếu giữa đen và trắng, giữa ngày và đêm... Hoa có duyên với trăng, cả hoa và trăng cùng nhập hồn vào chất bột mịn trắng ngần, để những nét hoa của đời rạng ngời sức sống.

1

Niệm khúc mưa

Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá. Mặt người không thấy rõ, ngõ phố trông hun hút, vắng lặng những thanh âm tươi tắn chào ngày mới như bao hôm nào.

Các tin khác