Hoa Bỉ ngạn

Đăng lúc: Thứ ba - 26/02/2013 13:00 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Hoa Bỉ ngạn

Hoa Bỉ ngạn

Trong Phật học, khi nói đến sự cố chấp, người ta thường ví với thái độ “nhân ngã, bỉ thử”, tức còn mang tâm phân biệt ta - người, bên này - bên kia, và rất khó lòng thoát ra khỏi phiền não, khổ đau…
Hoa bỉ ngạn (彼岸花) còn có tên gọi là mạn châu sa hoa (曼珠沙华), tiếng Phạn là Mañjusaka, tiếng Nhật là Manjushage, Higan Bana, tên khoa học là Lycoris Radiata. 
Trong kinh Pháp Hoa có miêu tả hình ảnh trời mưa hoa mạn thù sa (曼殊沙华) để cúng dường Đức Phật:

“Lúc bấy giờ, hàng tứ chúng vây quanh cúng dàng cung kính ngợi khen tôn trọng, Đức Thế Tôn vì các vị Bồ tát mà nói kinh đại thừa tên là: “Vô lượng nghĩa giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm”. Nói kinh này xong, Đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chính định “Vô lượng nghĩa xứ”, thân và tâm của Phật đều không lay động. Khi đó trời mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha Mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha Mạn thù sa, để rải trên Đức Phật cùng hàng đại chúng, khắp cõi Phật sáu điệu vang động…” (Phẩm Tựa, Kinh Pháp Hoa)

Khi tra trên Google, cả hai cụm từ “mạn châu sa hoa” (曼珠沙华) và “mạn thù sa hoa” (曼殊沙华) đều cho ra hình ảnh của hoa bỉ ngạn, trong khi chữ “châu” (珠) thuộc bộ ngọc (玉), còn chữ “thù” (殊) thuộc bộ ngạt (歹). Phải chăng dù hai tên gọi có phần khác nhau, nhưng đều chỉ chung cho một loài hoa?
 


Hoa Bỉ ngạn
 
Hoa bỉ ngạn có 3 màu đỏ, vàng và trắng, cành hoa dài vươn lên từ mặt đất, trên đài gồm một cụm hoa khoảng 5 đến 7 nụ, khi nở xòe tròn ra mọi hướng, trông như con chim công đang múa. Điểm đặc biệt là cây có lá thì không ra hoa, khi có hoa thì không thấy lá đâu cả. Có thể do loài hoa này đã chỉ ra được tính chất sinh tử luân hồi (khó có thể gặp nhau) giữa lá và hoa, mà người ta gọi là “bỉ ngạn” (hoa - bờ kia), gợi ra khoảng cách với “thử ngạn” (lá - bờ này). 

Trong Phật học, khi nói đến sự cố chấp, người ta thường ví với thái độ “nhân ngã, bỉ thử”, tức còn mang tâm phân biệt ta - người, bên này - bên kia, và rất khó lòng thoát ra khỏi phiền não, khổ đau… 

Trong “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca”, Trần Nhân Tông viết: “Niệm lòng vằng vặc/ Giác tính quang quang/ Chẳng còn bỉ thử/ Tranh nhân chấp ngã”. Còn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thì có đoạn:

“Ông rằng: Bỉ thử nhất thì,
Tu hành thì cũng phải khi tòng quyền.
Phải điều cầu Phật cầu Tiên,
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?”.

Thế mới biết, trong cõi thánh phàm đồng cư này, những day dứt của đời người không biết bao giờ mới rút ngắn khoảng cách được. Chỉ thấy hoa vẫn rực lên vàng, trắng, đỏ..., kinh Lòng (Bát nhã ba la mật đa) hằng đọc… đến Bờ Kia!

(Viết tặng những người yêu hoa)
Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 251
  • Khách viếng thăm: 244
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 85903
  • Tháng hiện tại: 3108920
  • Tổng lượt truy cập: 92000493
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012