Tập họp thanh thiếu nhi Phật tử qua tổ chức văn nghệ Phật giáo

Đăng lúc: Thứ bảy - 27/04/2013 09:54 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Nguyên Lạc - Phùng Văn Nam

Nguyên Lạc - Phùng Văn Nam

Dùng văn nghệ để làm khung sườn, làm đòn bẩy tập họp thanh niên Phật tử chắc chắn là một hoạt động đúng hướng trong mục tiêu xây dựng phong trào thanh niên Phật tử.

Chương trình văn nghệ Phật giáo có khả năng tập họp được một số lượng khán giả đông đảo là thanh niên Phật tử. Đó là thế mạnh của chương trình văn nghệ Phật giáo khi đã được xây dựng hoàn thiện, thực hiện việc trình diễn.

Mặt khác, chương trình văn nghệ Phật giáo còn có một thế mạnh khác, đó là khả năng tập họp thanh niên Phật tử trong tiến trình xây dựng, chuẩn bị chương trình. Bài tham luận này sẽ trình bày một số kinh nghiệm trong việc dùng tiến trình chuẩn bị chương trình ca nhạc Phật giáo để tập họp thanh niên Phật tử, tổ chức hoạt động chuẩn bị chương trình ca nhạc Phật giáo thành chính một hoạt động sôi nổi, hứng thú của thanh niên Phật tử.

Trước hết, cần thấy rằng quá trình chuẩn bị, xây dựng chương trình ca nhạc Phật giáo có khả năng tập họp thanh niên Phật tử.

Để có được một chương trình ca nhạc Phật giáo trình diễn trong vài  giờ, cần có sự chuẩn bị xây dựng nhiều mặt trong hàng tháng trời, thậm chí có thể nhiều tháng trước đó. Việc chuẩn bị xây dựng chương trình ca nhạc Phật giáo gồm rất nhiều hoạt động, như xây dựng kịch bản, chọn lựa tiết mục, diễn tập công tác đạo diễn, mời ca sĩ, mời dàn nhạc, diễn tập MC, soạn thảo lời thuyết minh, tổ chức luyện tập các tiết mục tự biên… Những hoạt động như vậy rất phong phú, thu hút được nhiều thanh niên Phật tử tham gia, đòi hỏi nhiều đóng góp công sức, nhiều nỗ lực sáng tạo trong lãnh vực nghệ thuật. Cũng vì vậy, hoạt động chuẩn bị chương trình ca nhạc Phật giáo tự nó sẽ tạo thành lực hút đối với thanh niên Phật tử, nếu khéo tổ chức, sẽ trở thành sân chơi hấp dẫn thanh niên Phật tử, tạo môi trường cho các thanh niên Phật tử có nhiệt tình, có khả năng sáng tạo trong nghệ thuật ca nhạc cống hiến tài năng, tập họp lại để sinh hoạt.

Vì vậy, đối với hoạt động văn nghệ Phật giáo, phải thấy ở đây gồm 2 quá trình, đều cần phải chú ý đầu tư. Đó là việc biểu diễn chương trình văn nghệ Phật giáo và tổ chức xây dựng, chuẩn bị chương trình văn nghệ Phật giáo.

Trong hoạt động xây dựng chuẩn bị chương trình văn nghệ Phật giáo, cần thấy ở đó 2 mục tiêu:

- Mục tiêu 1: Thực hiện tốt khâu chuẩn bị để có được một chương trình văn nghệ Phật giáo phong phú, chất lượng, sinh động, hấp dẫn, phục vụ tốt công chúng nghệ thuật Phật giáo.

- Mục tiêu 2: Lấy chính quá trình chuẩn bị chương trình văn nghệ Phật giáo làm hoạt động tập họp sinh hoạt thanh niên Phật tử, làm sao để có thể quy tụ vào tiến trình này một số lượng thanh niên Phật tử đông đảo nhất, huy động ở mức cao nhất sự đóng góp tài năng, công sức của thanh niên Phật tử, hình thành sinh hoạt thanh niên Phật tử sôi nổi, thú vị, thu hút, kéo dài hàng tháng trước ngày biểu diễn chính thức chương trình văn nghệ.

Xác định 2 mục tiêu như vậy là xác định một nhận thức mới đối với tổ chức hoạt động văn nghệ Phật giáo. Với nhận thức mới này, một hoạt động văn nghệ Phật giáo thành công không chỉ là việc có được một buổi biểu diễn hay, làm người xem thỏa mãn, mà còn là có gây được trong quá trình chuẩn bị chương trình văn nghệ sinh hoạt thanh niên Phật tử hay không.

Hai mục tiêu được xác định như trên và nhận thức mới đối với việc thực hiện chương trình văn nghệ Phật giáo không làm thay đổi mục tiêu cuối cùng là có được một buổi biểu diễn văn nghệ Phật giáo hay, có chất lượng, đáp ứng được sự mong mỏi của người xem Phật tử. Bởi, thực hiện tốt khâu chuẩn bị, rốt cuộc, vẫn là gia tăng sự bảo đảm cho thành công của buổi biểu diễn. Càng chú trọng vào quá trình chuẩn bị bấy nhiêu, khả năng thành công của buổi biểu diễn văn nghệ Phật giáo càng được nâng cao lên bấy nhiêu. Không thể có việc đầu tư chiều sâu, mở rộng khâu chuẩn bị chương trình văn nghệ Phật giáo mà có thể lại có ảnh hưởng không hay đến kết quả biểu diễn.

Qua nội dung trình bày ở trên, vấn đề tập trung lại ở chỗ, làm sao khai thác được quá trình chuẩn bị chương trình văn nghệ Phật giáo, biến nó thành một sinh hoạt dài hạn, thu hút được đông đảo thanh niên Phật tử tham gia.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, vấn đề ở đây là vấn đề tổ chức hoạt động, phân công, theo dõi thực hiện kịp thời đôn đốc, điều chỉnh, sao cho quá trình chuẩn bị chương trình văn nghệ Phật giáo thu hút được đông đảo thanh niên Phật tử tham gia, tham gia tích cực, tham gia có hiệu quả.

Như thế, việc cần thiết là xác định đối tượng thanh niên Phật tử cần thu hút vào hoạt động chuẩn bị chương trình văn nghệ Phật giáo. Bên cạnh yêu cầu được việc, cần chú ý đến yêu cầu được người.

Chuẩn bị một chương trình văn nghệ Phật giáo là đã có việc. Làm sao để đưa việc đến người, sao cho mỗi thanh niên Phật tử là đối tượng trong tập thể tham gia vào quá trình chuẩn bị chương trình văn nghệ. Mấu chốt của vấn đề là đầu tư vào việc phân công, làm cho mỗi thanh niên Phật tử đều có không gian cống hiếu. Từ đó, tự thân hoạt động cống hiến, tạo tác công đức sẽ trở thành lực thu hút thanh niên Phật tử trong sinh hoạt Phật giáo này.

Cần phân biệt 2 nhóm đối tượng thanh niên Phật tử trong hoạt động chuẩn bị, xây dựng chương trình văn nghệ Phật giáo. Đó là:

-    Nhóm có khả năng trực tiếp tham gia vào việc biểu diễn, nhóm này sẽ chuẩn bị các tiết mục tự biên, có tính văn nghệ quần chúng, tham gia biểu diễn cùng các nghệ sĩ chuyên nghiệp.

-    Nhóm phục vụ gián tiếp, phục vụ hậu đài. Hoạt động của nhóm này tập trung vào việc thiết kế chương trình văn nghệ, mời nghệ sĩ, mời dàn nhạc, mời bộ phận âm thanh, ánh sáng, thiết kế, trang trí sân khấu, tổ chức không gian biểu diễn, phân phát thiệp mời…

Nếu khéo tổ chức, đây cũng là hoạt động thu hút sự đóng góp của thanh niên Phật tử. Ở đây cần chú ý đến việc phân công, điều phối công việc trong các ban phân nhánh, với công việc cụ thể từng ban, làm sao để thanh niên Phật tử nào cũng có phần việc tham gia trong ban của mình, có môi trường để góp phần công đức trong chương trình văn nghệ Phật giáo chung.

Chuẩn bị chương trình văn nghệ Phật giáo là một công việc mang tính tập thể cao, đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều người, trong sự phối hợp chung. Vì vậy, ở đây, công tác phối hợp rất quan trọng. Nó có tác dụng biến công việc của một số ít người thanh công việc chung của nhiều người. Như vậy, thì mới có tác dụng mở rộng sân chơi, mới hình thành được phong trào thanh niên.

Hoạt động văn nghệ luôn mang trong nó bản chất vui tươi, thu hút, kích thích sự năng động, sáng tạo, nỗ lực. Dùng văn nghệ để làm khung sườn, làm đòn bẩy tập họp thanh niên Phật tử chắc chắn là một hoạt động đúng hướng trong mục tiêu xây dựng phong trào thanh niên Phật tử.

Tác giả bài viết: Nguyên Lạc - Phùng Văn Nam
Nguồn tin: Theo Phật Tử Việt Nam
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 905
  • Khách viếng thăm: 901
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 90054
  • Tháng hiện tại: 2898197
  • Tổng lượt truy cập: 88702800
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012