Ăn để sống: ăn thế nào? ăn cái gì?

Đăng lúc: Thứ năm - 16/04/2015 21:39 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Ăn để sống: ăn thế nào? ăn cái gì?

Ăn để sống: ăn thế nào? ăn cái gì?

Ăn cái gì? Đây chính là vấn đề thời đại nóng hổi. Và vấn đề thời đại này liên quan mật thiết với đạo đức Phật giáo. Trong cái mà chúng ta ăn hiện nay, dư luận đã bao lần tố cáo có chất độc. Tìm lại những thức ăn trong lành chính là tìm lại cách sống đơn giản của nhà chùa. Ta thường chúc nhau "thân tâm an lạc". Ăn trong lành thì "thân" cũng an lành, ăn đơn giản thì "thân" cũng nhẹ nhàng, thư thái.
"Ăn để sống, không phải sống để ăn". Chắc không mấy ai phản đối câu nói quen thuộc này. Nhưng ngẫm nghĩ cho kỹ, vế thứ nhất của câu nói - ăn để sống - đặt ra nhiều vấn đề lý thú trong đó có nhiều vấn đề nghiêm trọng của thời đại liên quan đến chính đời sống của chúng ta, của cả nhân loại.

Ăn để sống, hiển nhiên là như thế, nhưng có người sẽ đặt câu hỏi: "nhưng sống để làm gì, sống thế nào?". Câu hỏi không phải là vô cớ và vô duyên. Bởi vì, ngẫm cho kỹ, ta sống thế nào thì ta ăn thế ấy, ta sống thế nào thì ta ăn cái ấy, cứ vào chùa rồi vào quán nhậu thì thấy ngay. Vậy thì, trong chuyện "ăn" cũng như trong chuyện "sống", ăn thế nào và ăn cái gì nói lên nhân cách của người ăn. Ăn cũng là một thứ "đạo", và chưa bao giờ câu ngạn ngữ "có thực mới vực được đạo" phải được hiểu thêm một ý khác nữa: đạo nằm ngay trong cách ăn và trong miếng ăn, hãy ăn để hiểu đạo thấm thía.

Ăn thế nào? Chuyên đề lần này nhắc lại cách ăn trong đạo Phật, về lý thuyết cũng như về thực hành. Hãy nhìn cái im lặng của môn phái thiền trong khi ăn. Nếu "sống" là tỉnh thức thì "ăn" cũng phải tỉnh thức. Nếu tu là tránh tham sân si, thì ăn cũng là để học thế nào là tham sân si. Ăn còn là dịp để mình biết ơn người đã cho mình có bữa cơm, để thương những người không được may mắn có hạt cơm như mình. Ta rãi hạt cơm sau khi ăn cũng là trải lòng từ bí đến cả súc sinh, ngạ quỷ.

Ăn cái gì? Đây chính là vấn đề thời đại nóng hổi. Và vấn đề thời đại này liên quan mật thiết với đạo đức Phật giáo. Trong cái mà chúng ta ăn hiện nay, dư luận đã bao lần tố cáo có chất độc. Tìm lại những thức ăn trong lành chính là tìm lại cách sống đơn giản của nhà chùa. Ta thường chúc nhau "thân tâm an lạc". Ăn trong lành thì "thân" cũng an lành, ăn đơn giản thì "thân" cũng nhẹ nhàng, thư thái.

Nhưng vấn đề nhức nhối nhất mà thời đại đặt ra hiện nay cho chúng ta, và cho cả nhân loại, là không biết thức ăn mà chúng ta đang ăn hoặc sắp ăn có chất độc hay không, nghĩa là có làm hại cho thân ta, cho con người, hay không. Đó là những thực phẩm bị biến đổi gen đang được các đại công ty trên thế giới quảng bá, mua chuộc, hoặc áp đặt. Các thực phẩm đã bị biến bản chất ấy, dưới cái tên GMO, đã gây tranh luận sôi nổi từ nhiều năm nay trong giới công nghệ, tất nhiên, nhưng cái nguy hiểm là trong cả giới khoa học. Bởi vì chính giới khoa học cũng cãi nhau kịch liệt, và cuộc tranh cãi nhiều khi không phải chỉ có nguyên do khoa học mà còn có nguyên do khác nữa: để chống đối hoặc để biện hộ cho các đại công ty. Chưa bao giờ tham sân si hiển lộ như thế trong cái mà chúng ta ăn. Tham là rõ nhất, vì khó lòng biện hộ rằng các công ty khổng lồ ấy không nhắm lợi nhuận trước tiên, và lợi nhuận được hộ tống bằng sức mạnh. Sân cũng rõ, vì khó mà tin rằng sau lưng các lý lẽ khoa học không có bóng dáng của các đại công ty, cãi chỉ là nhắm một mục đích chưa chắc là thuần túy khoa học: tiền bạc mua được hết, ai mà chẳng biết. Và si, vì đố ai biết chắc được cái gì, nói chắc được cái gì về hậu quả. Thử nghiệm khoa học, dù tài ba đến bao nhiêu, cũng không thể thử nghiệm được hậu quả của những thức ăn ấy trên thế hệ con cháu chưa sinh ra. Trước tai họa khủng khiếp có thể xảy ra cho cả nhân loại ấy, tuy không biết chắc có xảy ra không, thế nào là thái độ của người Phật tử?

Vì vấn đề cực kỳ phức tạp, chúng tôi bắt buộc phải nói cặn kẽ trong khả năng hiểu biết của chúng tôi, dù có khi bài phải dài. Tránh mọi sân si, chúng tôi trình bày một cái nhìn trung thực, mong mở đầu cho một dư luận sáng suốt, khách quan. Trong khi sửa soạn bài vở cho chuyên đề này, chúng tôi đọc được một bài viết trên báo Thanh Niên, ngày 20-10-2014, rất quý, khiến chúng tôi lại càng thấy sự cần thiết phải gióng lên một tiếng chuông. Vâng, đây là một tiếng chuông của lòng thương yêu sự sống - sự sống của con người, sự sống của thiên nhiên. 

 
Tác giả bài viết: Thích Thanh Thắng
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 430
  • Khách viếng thăm: 422
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 54786
  • Tháng hiện tại: 2988495
  • Tổng lượt truy cập: 91880068
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012