Chữ Dũng - chỗ dựa sức mạnh của người con Phật

Đăng lúc: Thứ ba - 13/01/2015 02:26 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Thông thường, đa phần người ta hiểu rằng cửa thiền là nơi xa lạ với trần tục, kinh điển nhà Phật chống đối triệt để việc sử dụng bạo lực trong cuộc sống, yêu chuộng hòa bình, nhân ái ngay từ ý nghĩ và ngôn từ nói chi chuyện đấm đá, bạo lực.

Mùa nhập Hạ, tăng, ni giữ gìn đến mức không dám đi mạnh sợ vô ý làm chết côn trùng! Người đời, qua các ước lệ đạo đức và luật pháp, việc xác lập tội khi và chỉ khi hành vi gây thương tổn cho người khác với hậu quả có thể sờ mó cân đo đong đếm được. Nhưng với con nhà Phật, theo kinh điển, ngay việc khởi nghĩ xấu trong đầu óc đã là có tội, phải sám hối! 

Khi phát khẩu (ngôn ngữ) gây tổn thương người ta thì tội rõ ràng hơn, còn hành động trong thực tế như sát sinh, trộm cắp...thì đã là tội trọng. Cho nên người tu dù xuất gia hay cư sĩ tại gia, hay chập chững ở ngưỡng của nhà Phật, trong tâm và dưới mắt người khác, đấy là người hiền. Cho nên người ta nghĩ nhà Phật xa lạ với sức mạnh là có căn cứ ở góc độ nào đấy, song không hoàn toàn chuẩn xác.

Trong xã hội đa đoan, tồn tại rất nhiều khác biệt, sự tồn tại của sức mạnh và sử dụng sức mạnh có khi là phổ biến. Trong môi trường ấy, người tu cần có sức mạnh bên trong để chế ngự thân tâm, giữ giới, tinh tấn trên đường tu gian nan. 

Sức mạnh đó là sức mạnh để bảo vệ chánh pháp, chùa chiền trước thú dữ hay sự cướp phá, để tự vệ hợp lẽ. Nói chung, không có sự thoát ly sức mạnh, vấn đề là sử dụng sức mạnh như thế nào để không trái với giới luật và lý tưởng tôn giáo của mình. Thiền định là một sức mạnh. Khi người tu tuân thủ rốt ráo giới luật, một điều vô cùng khó, sẽ sở đắc sức mạnh đáng kể ấy, theo đó là sự minh triết nội tâm và sức khỏe, sự chịu đựng. Thinh lặng nhưng nội tâm phong phú, như mặt nước lặng lẽ nhưng mang trong mình khả năng tạo sóng với sức mạnh lan tỏa bao trùm. 
 
Bi - Trí - Dũng để người tu nương theo, Bi là từ bi, thương xót hết thảy chúng sinh dù là con người hay chỉ là côn trùng, cỏ cây, hoa lá, Trí tức là trí tuệ, minh triết,Dũng tức dũng cảm - sức mạnh. Người tu từ bi, sáng suốt nhưng không thụ động hoàn toàn mà mạnh mẽ, dũng cảm, có sức mạnh. 
 
Chữ Dũng là như thế.

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thành Công
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 211
  • Khách viếng thăm: 155
  • Máy chủ tìm kiếm: 56
  • Hôm nay: 42764
  • Tháng hiện tại: 3149338
  • Tổng lượt truy cập: 92040911
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012