Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 6

Đăng lúc: Thứ ba - 15/07/2014 04:32 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 6

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 6

Phật Tử hỏi : Kính bạch thầy

Kính xin thầy giảng giải cho con hiểu về ý nghĩa của 2 câu sau đây do Hải Lượng Thiền Sư tức Ngô Thời Nhiệm và Hòa Thượng Hải Ấn đã nói con trích từ quyển “ Trúc Lâm Tông Chỉ Môn Nguyên Thanh” trang 135

a. Khổng Tử là chủ của tính mạng, Phật Thích Ca là khách của tính mạng. Đó là lời ông Ngô Thời Nhiệm

b. Khổng Tử và Thích Ca là chủ và khách của tính mạng cho nên cái đạo dạy người nhất trí với nhau . ( Ngô Thời Nhiệm). Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Sư Ông đáp: 

Ngô Thời Nhiệm có lần ông cũng xưng là con cháu Thiền Phái Trúc Lâm cho nên ông làm quyển sách “Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh” nhưng trước hết tôi xin nói rõ đọc tiểu sử hay nghiên cứu về tinh thần ông Ngô Thời Nhiệm ông nặng Nho hơn Phật, chủ yếu ông cũng muốn dung hợp Nho, Phật 1 nhà hay là tam giáo đồng nguyên Nho , Phật và Lão cùng 1 nhà. Ở đây ông dùng chữ “Khổng Tử là chủ của tính mạng Phật Thích Ca là khách của tính mạng” mà tính mạng ở đây theo quan niệm của ông là cái mọi người, mọi nơi ở trong nước phải sống, phải theo bởi vì thấy rằng nhà Nho là phương pháp dạy dân để có trật tự, nếp sống đàng hoàng thích ứng với thời đại. Còn nhà Phật dạy người tu được cái lý cao siêu gỉai thoát sinh tử cũng liên hệ đến kiếp con người. Đó là ý thứ nhất mà theo cái nhìn của ông bởi vậy ông nói “Khổng Tử là chủ của tính mạng Phật Thích Ca là khách của tính mạng” bên đây là gốc dạy dân, bên kia là ngọn dạy dân bởi vì bên kia giải thoát dạy dân xa quá ko có gần, còn bên đây thực tế gần hơn.

Ý thứ 2 Khổng Tử nhắm vào tinh thần giáo dục tâm ý của người dân sống phải đúng với cái nghĩa quân tư phụ, nghĩa là từ xã hội cho đến gia đình đều phải có trật tự trên dưới như vậy thì đó là tính mạng. Còn Phật dạy thì không như vậy nghĩa là dạy cho mình Tam Quy Ngũ Giới và cách xử sự chứ không tôn quân , hơi phụ thôi không giống hệt bên kia nó thiếu phần chủ yếu.

Còn ở dưới đoạn sau “Khổng tử và Thích Ca là chủ và khách của tính mạng cho nên cái đạo dạy người nhất trí với nhau” kết thúc đạo dạy người của ông. Ông lấy cái cớ để đưa đến chỗ sử dụng trong cuộc sống dạy dân thành ra chủ khách hòa nhau đều có lợi đó là tốt, không phải riêng tư, thật ra ông không nói sâu về tâm tánh của con người, mà ông muốn nói sinh mệnh của 1 nước của 1 tập thể nhiều hơn.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 241
  • Khách viếng thăm: 228
  • Máy chủ tìm kiếm: 13
  • Hôm nay: 85903
  • Tháng hiện tại: 3117291
  • Tổng lượt truy cập: 92008864
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012