Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama Hội Đàm Với Đức Dalai Lama Tại Tòa Bạch Ốc

Đăng lúc: Chủ nhật - 23/02/2014 22:05 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Hôm thứ sáu ngày 21/2/2014, tổng thống Barack Obama đã có buổi hội đàm với Đức Dalai Lama tại tòa Bạch Ốc mặc cho sự cảnh báo của Bắc Kinh khi tuyên bố rằng cuộc gặp mặt giữa tổng thống Obama và vị lãnh đạo tâm linh của Tây Tạng sẽ “phá hủy nghiêm trọng” mối quan hệ với Washington.

Cuộc họp riêng này kéo dài trong một giờ mặc dù Đức Dalai Lama, nhà đoạt giải Nobel Hòa Bình không được các nhiếp ảnh gia của tòa Bạch Ốc chụp ảnh công khai khi Ngài bước vào và đi ra khỏi nơi này.

Tòa Nhà Trắng né tránh các câu hỏi liệu cuộc gặp mặt lần thứ ba này của tổng thống Obama với Đức Dalai Lama có làm xấu đi mối quan hệ với Trung Hoa hay không. Các nhà phân tích tiên đoán rằng sẽ không có hậu quả nghiêm trọng nào xảy ra.

Chúng tôi cam kết xây dựng mối quan hệ với Trung Hoa và cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề của khu vực cũng như toàn cầu” phát ngôn viên của tòa Bạch Ốc Jay Carney đã nói trong một cuộc họp báo thường xuyên như vậy, lưu ý rằng tổng thống Obama và các vị tổng thống tiền nhiệm khác của Hoa Kỳ đã từng gặp gỡ nhà lãnh đạo tâm linh của Tây Tạng.

Trung Hoa gọi Đức Dalai Lama, người đã phải lưu vong sang Ấn Độ sau cuộc nổi dậy bất thành vào năm 1959, là “con cáo trong lớp da cừu” khi cho rằng Ngài đang dùng các biện pháp vũ lực để thực thi độc lập cho Tây Tạng. Đức Dalai Lama giữ quan điểm rằng Ngài chỉ muốn một nền tự trị thật sự cho Tây Tạng và từ chối việc ủng hộ bạo loạn.

Các nhóm hoạt động nhân quyền cho biết Trung Hoa đã dẫm đạp lên quyền lợi của người Tây Tạng và thực thi các điều luật một cách tàn bạo. Hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu từ năm 2009 để chống lại Trung Hoa. Hầu hết họ đã qua đời.

Tổng thống Obama tái khẳng định sự ủng hộ của một Tây Tạng chuyên nhất về tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ truyền thống và nhân quyền cho người Tây Tạng.

Tổng thống Obama cũng cho biết Ngài không ủng hộ sự độc lập của Tây Tạng ra khỏi Trung Hoa và Đức Dalai Lama cho biết Ngài không hề tìm kiếm sự độc lập.

“Chúng tôi lo ngại về những căng thẳng vẫn tiếp tục diễn ra và tình hình suy giảm nhân quyền ở khu vực người Tây Tạng ở Trung Hoa,” ông Carney cho các phóng viên biết.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc dục chính quyền Trung Hoa nối lại đàm phán với Đức Dalai Lama hay những người đại diện của Ngài mà không bị áp chế bởi điều kiện tiên quyết hầu để làm giảm xung đột,” ông cho biết.

Để khuyến khích các cuộc đối thoại như vậy, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry cho biết vào hôm thứ sáu rằng ông đã đề cử một trong những quan chức của ông là bà Sarah Sewall là một điều phối viên đặc biệt sẽ lo liệu các vấn đề về Tây Tạng.

Bà Sewall vừa tuyên thệ nhậm chức vào hôm thứ năm trong việc chịu trách nhiệm về các vấn đề nhân quyền, một chức trách thường liên quan đến Tây Tạng

Đây là lần thứ ba tổng thống Obama gặp gỡ Đức Dalai Lama, người mà Nhà Trắng gọi là “một nhà lãnh đạo tôn giáo và văn hóa đầy kính trọng của quốc tế.” Các cuộc gặp gỡ trước đó diễn ra vào tháng Hai năm 2010 và tháng Bảy năm 2011.

Như là một nhượng bộ nhỏ với Trung Hoa, cuộc hội đàm đã diễn ra ở phòng Bản Đồ của tòa Nhà Trắng, một căn phòng quan trọng lịch sử nhưng kém quan trọng hơn phòng Bầu Dục nơi mà tổng thống thường gặp gỡ các nhà lãnh đạo đến viếng thăm.

Đức Dalai Lama không nói chuyện với báo chí sau cuộc hội đàm như trước đây trong lần gặp gỡ với tổng thống Obama vào năm 2011.

Trong một tuyên bố từ Cục Quản Lý Trung Ương của chính quyền lưu vong Tây Tạng cho biết cuộc hội đàm đã diễn ra trong một giờ.

“Cuộc hội đàm đã gởi một thông điệp hy vọng mạnh mẽ đến với người dân Tây Tạng đang ở tại Tây Tạng, những người đang bị đau khổ ngập tràn.” Ông Lobsang Sangay, người lãnh đạo của nhóm cho biết.

Không có hậu quả nghiêm trọng nào như dự kiến.

Cuộc hội đàm diễn ra trong thời điểm nhạy cảm của mối quan hệ Trung Mỹ sau khi Trung Hoa tiếp tục thực thi các hành động quả quyết làm ảnh hưởng đến khu vực biển Đông và Nam Trung Hoa.

Tổng thống Obama đã bắt tay vào việc tái cân bằng chính trị và chính sách an ninh chiến lược đối với Châu Á trong một phản ứng lại với sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Hoa. Một phần trong chiến dịch này là Ngài dự định sẽ có một tuần gặp gỡ với Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia và Philippines vào cuối tháng tư.

Cuộc hội đàm vào hôm thứ sáu được công bố không mấy phô trương vào đêm trước nhưng cũng dấy lên sự chỉ trích từ chính quyền Bắc Kinh.

“Sự sắp xếp của Hoa Kỳ gặp gỡ với Đức Dalai Lama sẽ tạo nên một sự can thiệp trắng trợn vào việc nội bộ của Trung Hoa và là một sự vi phạm nghiêm trọng trong các mối quan hệ quốc tế,” phát ngôn viên bộ ngoại giao Hua Chunying của Trung Hoa đã nói như vậy trước khi buổi gặp mặt diễn ra.

“Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối qua hệ Trung Mỹ,” bà cho biết và thúc dục Nhà Trắng hủy bỏ cuộc hội đàm.

“Nếu tổng thống Mỹ muốn gặp bất cứ ai thì đó là quyền của ông ấy nhưng ông ta không thể gặp Đức Dalai Lama. Dalai Lama chắc chắn không phải là một nhân vật thuần túy tôn giáo. Ông ấy đang dùng chiếc áo choàng tôn giáo để tham gia vào các hoạt động chính trị nhằm tách rời khỏi Trung Hoa. Ông ta là một nhà chính trị lưu vong.”

Các cuộc gặp gỡ trước giữa tổng thống Obama và Đức Dalai Lama cũng đã dấy lên những chỉ trích tương tự từ Trung Hoa nhưng chẳng có hậu quả nghiêm trọng nào xảy ra cả.

Jonathan Pollack, một nhà phân tích từ viện Brookings nghĩ rằng Trung Hoa sẽ chẳng dám hủy các cuộc gặp mặt lãnh đạo cấp cao của họ chỉ vì chuyến thăm viếng của Đức Dalai Lama, lý do là có rất nhiều quyền lợi trong mối quan hệ Trung Mỹ.

“Đó sẽ như là một ngạn ngữ Trung Hoa nói rằng nhấc hòn đá lên và để rơi lên chính chân của bạn,” ông cho biết.

“Dĩ nhiên là Trung Hoa đã được dự đoán là sẽ bị kích động như thông thường nhưng những lời của họ, so với quá khứ đã ít sắc bén hơn.”

Các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh đã cho hãng Reuters biết rằng tổng thống Obama và chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình dự định sẽ gặp mặt trong hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân ở Hà Lan vào tháng tới.

Vũ đạo của cuộc gặp mặt vào hôm thứ sáu, và phản ứng của Trung Hoa đã được tiên đoán. Ông Douglas Paal của quỹ hòa bình thế giới cho biết.

“Họ sắp xếp để diễn ra trong cùng một kiểu cũng như các lần mà Đức Dalai Lama đến thăm viếng. Chẳng có gì leo thang cả,” ông cho biết.

Cuộc gặp mặt riêng tư.

Đức Dalai Lama không gặp mặt các nhà báo của Nhà Trắng và Nhà Trắng không cho các phóng viên tham gia vào cuộc gặp mặt.

Ông Carney từ chối cho biết liệu sự giới hạn này có phải là một sự nhượng bộ với Trung Hoa.

Nhà Trắng đã công bố bức ảnh sau cuộc gặp mặt của hai nhà lãnh đạo. Bức ảnh cho thấy Đức Dalai Lama đang làm các dấu hiệu bằng tay khi trò chuyện với tổng thống Obama.

Đức Dalai Lama dự kiến sẽ ở Mỹ trò chuyện trong chuyến viếng thăm kéo dài hai tuần. Ngài sẽ trở lại Washington vào ngày 7 tháng Ba sau khi dừng chân ở California và Minnesota.

Ngọc Hằng dịch Theo Reuters

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 200
  • Khách viếng thăm: 188
  • Máy chủ tìm kiếm: 12
  • Hôm nay: 86962
  • Tháng hiện tại: 3021778
  • Tổng lượt truy cập: 91913351
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012