Nhân gian có câu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, tứ ba tu chùa”

Đăng lúc: Chủ nhật - 25/09/2016 04:28 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Không phải tự nhiên mà người đời lại xếp tu tại gia là đầu tiên, vì trong cuộc sống xô bồ như ngày hôm nay, khi mỗi người phát tâm quy y trở thành đệ tử Phật, thì cũng từ đó có không ít trở lực xuất hiện làm người học Phật thoái thất tâm bồ đề.
Vấn đề đầu tiên là mỗi người người học Phật phải tự vượt qua được sự lười nhác của bản thân khi không có ai quản đốc, giám giát như ở chùa để thực hiện các nghi thức tụng niệm, có biết mình làm đúng hay sai, đã làm hay chưa làm, nên có lúc người người học Phật  siêng năng, tinh tấn trì kinh niệm phật, nhưng có lúc lại quên bẵng đi, hay muốn để sau hẳn làm rồi quên luôn. Ngoài ra khi phát tâm tu thì tự dưng những điều oan trái đến với mình, ngặt nỗi những người xung quanh, đặt biệt là người thân thân chính là những người mang đến những điều đó, nên đôi lúc người học Phật khó mà vượt qua được rồi cứ để cho, tức tối, bực dọc, sân hận nuốt chửng.

Những người ấy chính là cha, là mẹ, anh chị em trong nhà, nhưng đừng vội, họ chính là Phật đấy.

Khi tôi phát tâm tu, thì đọc được câu “Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thiên”, “Vạn ác dâm vi thủ, vạn thiện hiếu vi tiên” , tôi lại nhớ tới câu chuyện “Buồng chuối và Đức Phật”.

Có một người thanh niên nọ với lòng kính trọng và ngưỡng mộ Đức Phật đã lâu, nên khi ra chợ thấy buồng chuối đẹp anh liền mua với tâm ý muôn cúng dường Đức Phật. Một ngày nọ khi thấy Đức Phật và đệ tử của mình đi ngang qua, anh liên chạy vào nhà mang buồn chuối ra cúng dường Người, khi mang đến nơi dâng lên Đức Phật thì anh ta phát hiện buồn chuối bị mất một số trái, anh quay sang trách mắng, la rầy người mẹ.

 “Mẹ ăn nó phải không?, ăn gì không ăn sao lại ăn đồ con cúng Phật,..” .

Đức Phật nghe xong liền nói với chàng thanh niên kia, này con, Phật không ở đâu xa, ở ngay trước mắt con đó rồi chỉ ngay vào mẹ của chàng.

Chàng thanh niên bừng tỉnh liền ôm người mẹ già khóc và dập đầu tạ lỗi.

Trong câu chuyện đó bạn và tôi có thể thấy mình trong đó, chúng ta tìm cầu Phật ở bên ngoài nhưng những vị Phật cạnh ta lại không nhìn thấy. Chúng ta tìm phật tánh ở những câu kệ, lời kinh với hy vọng “kiến tánh thành Phật” nhưng lại không chịu dừng lại và quán sát tâm mình.

Nên nếu đã phát tâm tu thì hãy tôn thờ và phụ dưỡng những vị Phật ngay bên cạnh mình đã, và sống trong hiện tại để thấy rõ chân tâm.

Tìm Phật tìm đâu xa

Phật ở ngay trong nhà

Phật đó chính là cha, phật đây chính là mẹ

Tâm chân thành kính dưỡng

Phật đó cũng là ta

Không ngoài ý nghĩa đó, Trong kinh Pháp Hoa phẩm Bồ Tát Thường Bất Khinh đã thuật lại hành động của Ngài Thường Bất Khinh rằng là hễ gặp bất cứ ai Ngài cũng cúi chào và nói lên lời rằng: Lạy người tôi không dám khinh suất các người, vì nhân duyên, tất cả các người sẽ thành Phật.

Có phải chăng, Ngài cúi chào là cúi chào tự tánh chân thật của hết thảy chúng sanh? Là Phật tánh hiển hiện nơi mỗi con người? Thật như vậy, bởi khi vừa thành đạo, Đức Thích Ca Như Lai đã dõng dạc tuyên bố rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành!”, và chính Đức Phật trước khi đi vào Niết Bàn, Ngài đã dặn dò đệ tử của mình: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.”

Vậy nên, câu nói “Thứ nhất, thứ nhì tu chợ, tứ ba tu chùa” cũng như câu nói “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ Cha kính Mẹ mới là chân tu” truyền khẩu trong dân gian Việt Nam được thấm nhuần bởi tư tưởng Phật giáo, xem trọng việc phát huy Phật tánh vốn sẵn có trong mỗi người, đem những lẽ Đức Phật dạy đi vào cuộc sống bằng năng lượng của tình thương và trí tuệ sáng suốt! Bởi vì “Bình thường Tâm thị Đạo”, sống, tiếp nhận và phản ứng với cuộc sống vốn như thể nó là, đừng để cho tham, sân, si dấy lên, vấy bẩn những hiện tượng, sự việc đang diễn ra bên mình.

Tuy nhiên, trong sự tu tập luôn luôn cần có sự chánh kiến (nhìn mọi sự bằng tâm chân chính), cũng như từ bi thì luôn đi cùng với trí tuệ vậy! Bởi “học không tu tu là đãy sách, tu không học tu là tu mù”.

Cũng như vậy, người học Phật cần cẩn trọng với những câu tục ngữ tương tự như trên. Vì theo chiều dài của lịch sử văn hóa, đã xuất hiện quan niệm cho rằng ‘Phật tại tâm nên ở đâu tu cũng được’ và sự viện dẫn câu nói trên để bác việc đến chùa, việc tìm cầu bậc minh sư và những thiện hữu tri thức để cùng nhau sách tấn tu tập là điều cần xét lại đối với những hành giả thực tâm muốn tu học.

Chúng ta cần quán xét và nhìn nhận rõ về nguồn gốc xuất hiện quan niệm đó, khi người ta khởi lên quan niệm đó, tức là có sự tư duy cho rằng con đường mình đi là đúng, là chuẩn mực, là chánh Pháp. Chính khi khởi bản ngã đó lên, thì sự học hỏi bị ngăn cản, sự tu tập gặp chướng ngại, lạc vào một con đường khác vì con đường của Đức Thích Ca là con đường Vô Ngã.

Và người học Phật cần nhận thức rõ ràng rằng: "Khi chưa chứng Thánh quả, thì mọi nhìn nhận và hành động đều chỉ mang tính chất tương đối", như một lời nhắc nhở bản thân cần phải học hỏi và tu tập tinh cần rốt ráo hơn nữa, chớ vì sự nhìn nhận tương đối của mình mà làm ngăn trở con đường đến với Đạo Giác Ngộ.

Tóm lại, cả hai mặt của vấn đề đều tương hỗ cho nhau, việc học hỏi Phật Pháp dẫn đường cho việc tu tập tại gia được rõ ràng và đúng đắn. Nếu không có việc học hỏi Phật Pháp ở chốn già lam, nếu không có Thầy Tổ hướng dẫn thì việc tu tập tại gia sẽ không hiệu quả, cũng như nếu chàng thanh niên trong câu chuyện trên không phát tâm cúng dường thì sẽ không gặp được Đức Phật, và nếu không có Đức Phật thì sẽ không có ai chỉ ra việc hiếu kính Cha Mẹ là điều thiện cao tột cho cậu thanh niên kia biết. Và cũng cần nhìn nhận rõ rằng, nếu có một mặt khuyết đi thì tất nhiên mặt còn lại cũng không tồn tại. Ví như có tâm cúng dường, mà lại không có hành động cúng dường thì sẽ không gặp được Phật, và đương nhiên không có ai chỉ ra việc "tu tại gia" đúng đắn. Hoặc ví như nếu không có bà Mẹ, thì cũng không có sự kiện Đức Phật nói về pháp "tu tại gia". Đức Phật nói sự tương hỗ và đối lập trên là:"Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt". Và chúng ta cần tiên quyết một điều rằng: "Sự phát tâm học Phật và thực hành theo lời Phật dạy là yếu tố quan trọng nhất!"
 

Nguyên Hiếu
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 472
  • Khách viếng thăm: 405
  • Thành viên online: 1
  • Máy chủ tìm kiếm: 66
  • Hôm nay: 59743
  • Tháng hiện tại: 1853618
  • Tổng lượt truy cập: 87658221
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012