Phép tắc dành cho phật tử tại gia (phần 2)

Đăng lúc: Chủ nhật - 01/09/2013 11:19 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
"Nước có phép nước, nhà có luật nhà " đối với bốn đệ tử của Phật đều có uy nghi giới luật. Ngày nay có nhiều cư sỹ, phật tử tính tiến tu tập mà đối với uy nghi giới luật của mình lại không hay biết, do vậy uy nghi đa phần không hợp với phép tắc. Học Phật là sự nghiệp siêu phàm nhập thánh, có một phần cung kính liến có một phần lợi ích , mười phần cung kính có mười phần lợi ích. Nếu phép tắc chưa thấu đáo mà có thể thâm nhập Phật đạo là điều không thể ....
Phật giáo A Lưới xin giới thiệu cuốn "Phép tắc dành cho Phật tử tại gia" do Thượng Tọa Thích Tiến Đạt biên soạn. Cuốn sách bao gồm giới luật và uy nghi của Phật tử tại gia nhằm giúp cho quý vị cư sỹ, phật tử tu tập hành trì đúng như pháp, ngõ hầu tiến nhập Phật pháp, trang nghiêm tự thân và hộ trì Tam bảo.
 


 Chương IV: Phụng dưỡng cha mẹ
 
1- Cư sỹ, Phật tử phụng dưỡng cha mẹ là để trọn vẹn hiếu đạo, chẳng những sớm thăm tối hỏi, quạt nồng ấm lạnh, ăn mặc đầy đủ, chăm sóc lúc ốm đau, thừa thuận vâng lời khiến cho cha mẹ được vui lòng mà phải giúp cho cha mẹ thoát khỏi biển khổ luôn hồi  sinh tử “Cha mẹ có sinh về cực lạc, đạo làm con mới trọn vẹn”
2- Khi thấy cha mẹ đều phải khởi tâm kính trọng đứng ngồi ngay ngắn, chẳng được khinh mạn đứng ngồi , nói năng thiếu lễ độ. Thầm niệm bài kệ:
 
Hiếu đưỡng phụ mẫu,
Nguyện cho chúng sanh
Khéo gần chư Phật
Phụng dường hết thảy”  (10 lần)
 
3- Thường nên dùng nhân duyên Phật pháp để kính khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, quy y Tam bảo, trai giới niệm Phật, cầu sinh Tịnh độ; hoặc nhờ thiện trí thức khuyên bảo cha mẹ gieo trồng thiện căn phúc đức nhân duyên với Phật pháp.

4- Nếu thấy cha mẹ chưa tin Phật, phải đợi khi nhân duyên thích hợp mới nên nói, như : gặp lúc ốm đau, bệnh tật, tai họa, suy vi, người thân qua đời ….nên lựa lời giúp cha mẹ thấu hiểu Phật pháp.

5- Nếu cha mẹ ăn thịt, uống rượu…. thì nên khẩn thiết quỳ lạy cha mẹ mà khuyên rằng: Con là đệ tử Phật ăn chay giữ giới; Ăn thịt thương tổn chúng sinh, uống rượu mê mờ tâm tính chẳng được tự mình ăn uống, chẳng được cho người khác ăn uống, kính xin cha mẹ cho con được trọn vẹn đức hạnh của người đệ tử Phật, cũng là bảo toàn sinh mệnh cho chúng sinh.

6- Khi trong nhà có lễ tiết , yến tiệc như mừng thọ, sinh nhật, giỗ chạp, tốt nhất đều phải nương theo Phập pháp mà thực hành tụng kinh, lễ sám, ăn chay, phóng sinh làm việc phúc thiện để làm tư lương Tịnh độ, tránh yến tiệc linh đình, sát hại sinh vật, rượu chè đãi khách.

7- Nếu thọ mệnh của cha mẹ sắp hết, phải sớm dự liệu, phải thường đem cảnh Tây phương nói cho cha mẹ nghe mà phát khởi tín nguyện cầu sinh tịnh độ. Khi cha mẹ mệnh chung (mất) phải mời chư Tăng, Ni, cư sỹ Phật tử đến để trợ niệm. Dặn dò người thân không được khóc lóc, nhất nhất phải theo đúng Phật pháp để cử hành. Vì dù không thể trọn vẹn cũng nên niệm Phật trợ niệm và tránh sát sinh hại vật để cúng lễ và thiết đãi khách.

8- Đối với các bậc tôn trưởng trong gia đình dòng họ, cô dì chú bác anh em phải kính tronhg như cha mẹ không khác, thường đem nhân duyên Phật pháp mà giáo hóa họ.
 
Chương V: Cư Gia

1- Cư sỹ, Phật tử tại gia tuy chẳng thể làm mọi việc đúng như lời Phật day, nhưng quan trọng là đừng tạo thêm nghiệp ác. Thường niệm bài kệ sau:

“Khi ở tại gia,
Nguyện cho chúng sanh,
Biết nhà không thật,
Xa lìa bức bách”
Nam Mô A Di Đà Phật   (10 lần)

2- Nếu khuyên vợ (chồng) con, trước nên bàn lý nhân quả, sau lấy Phật pháp
mà thảo luận, tiếp đó đem cảnh vui sường ở Tịnh độ mà chỉ bầy. Thường niệm bài kệ:

“Gia đình hội họp,
Nguyện cho chúng sanh,
Oán nhân bình đẳng,
Xa lìa tham sân”
Nam Mô A Di Đà Phật (10 lần)

3- Nếu Vợ (chồng) con cháu có chút tín tâm thì lấy năm giới để mà răn dạy. Muốn giúp cho con cái dễ dạy bảo, nên lấy Kinh sách phổ thông về Phật pháp cho đọc và thường thảo luận giải thích cặn kẽ, khiến những tư tưởng trí tuệ, thiện lành chân chính của Phật pháp thâm nhập vào trong tàng thức.

4- Nếu gia đình có điều kiện nên lập một bàn thờ Phật nhỏ dành cho gia đình, để tiện sớm tối lễ bái tụng niệm, khiến cho thân quyến gần gũi mà phát sinh tín tâm. Mỗi khi lên phòng thờ, thầm niệm bài kệ:

“Bước lên lầu gác,
Nguyện cho chúng sinh,
Lên lầu chính pháp,
Thấu triệt hết thảy”
Nam Mô A Di Đà Phật (10 lần)

5- Nếu có sử dụng nhân công, người giúp việc cũng phải yêu cầu họ niện Phật, không sát sinh, không uống rượu, chẳng những được xem phim ảnh sách báo đồi trụy, bạo lực, dâm đãng….Tự thân Cư sỹ, Phật tử phải là tấm gương cho họ về các việc đó. Tự mình uy nghi thạnh tinh, đoan chính không cáu gắt, không mắng chửi, không uống rượu, không qúa lời, không chơi bời, cờ bạc, trai gái…. Gặp khi người thân cư xử trái lẽ cũng chẳng sinh cáu giận mắng chửi, mà nên nhẹ nhàng khuyên bảo.
6- Khi gia đình có việc mừng, phải nên đem chút tiền tài để cúng dường Tam bảo, bố thí cho người nghèo khó, bệnh tật. Khi bố thí niệm bài kệ:

“Làm việc bố thí,
Nguyện cho chúng sinh
Bố thí hết thảy ,
Tâm không xẻn tiếc”
Nam Mô A Di Đà Phật (10 lần)

Nếu có hội họp thân quyến để chúc mừng cũng nên ăn chay, giảng giải nhân quả Phật pháp, bố thí phóng sinh, ấn tống kinh sách tặng cho thân nhân.

7- Nếu gia đình giàu có cũng nên tiếc phúc mà ăn dùng tiết kiệm, chớ hoang phí mà tổn phúc. Nếu dư dật nên làm các việc công ích từ thiện, tuyên dương Phật pháp, trang nghiêm chùa cảnh, tượng Phật. Nếu Đại phú thì nên xây dựng đạo tràng tu tập cho cư sỹ, Phật tử, hoặc xây dựng Phật học viện cho Phật tử tại gia, hoặc xây dựng các cơ sở từ thiện nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ em mồ côi…..sửa đường, làm cầu, xây bệnh viện từ thiện theo tấm gương Trưởng Giả Cấp Cô Độc thời Đức Phật.

8- Cư sỹ, Phật tử không được làm nghề sát sinh, kinh doanh nhà hàng sát hại sinh vật, buốn bán rượu, thịt, thuốc lá, ma túy, vũ khí, mại dâm, vũ trường, vàng mã ….Kinh doanh buôn bán phải phải trung thực, không được lừa gạt, trốn thuế, buôn lậu…..
 
Chương VI: Đãi khách

1- Cư sỹ, Phật tử tiếp đãi tân khách, ngoài việc chào hỏi xã giao, trao đổi công việc ra không nên nói đến chuyện gì khác. Phải đem nhân duyên Phật pháp và nhân quả thiện ác để thảo luận. Chẳng được bàn luận chính trị hay dở, cán bộ tốt xấu, chiến tranh cướp bóc, hiếp dâm , trộm cướp, và hết thảy những chuyện nhảm nhí ở thế gian.

2- Phàm đãi cơm phải nên dùng đồ chay, chẳng được giết hại sinh vật, bia rượu để đãi khách…. Vạn bất đắc dĩ phải dùng đồ mặn thì nên mua đồ làm sẵn ở chợ nhưng phải sám hối niệm phật để giả trừ oan kết. Đối với người làm công (thợ xây, thợ mộc ….) nếu đãi ăn uống cũng nên như vậy.

3- Nếu đưa khách đi tham quan nhà cửa trước phải đưa lên nơi thờ Phật, gia tiên hành lễ, sau mới đưa đi xem các chỗ khác.

4- Khi nói chuyện chẳng được khen mình chê người, nói lưỡi đôi chiều, nói lời thêu dệt, phát khởi thị phi. Chẳng được bồi tiếp khách đánh cờ, đánh bạc, ca xướng…..

5- Khi khách ra về nên tặng kinh sách Phật hay chuỗi hạt và khuyên họ niệm Phật, ăn chay bỏ ác làm lành …..

6- Nếu có Tôn Đức Tăng. Ni đến nhà đến nhà phải ra nghênh tiếp lễ bái, dạy con cháu ra bái chào, cầu nghe Pháp yếu. Quý ngài có dạy bảo điều gì nhất tâm tiếp nhận và lễ bái tạ ơn. Khi ra về cũng phải cũng tiễn thành kính.
 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 640
  • Khách viếng thăm: 633
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 86962
  • Tháng hiện tại: 3045564
  • Tổng lượt truy cập: 91937137
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012