Di Lặc Bồ tát

Đăng lúc: Thứ bảy - 20/07/2013 10:39 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Mồng Một Tết, theo truyền thống dân tộc Việt nam, là ngày đầu tiên của một năm mới; theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, là ngày lễ vía đức Phật Di Lặc (Maitreya)...
1

Nếu nhân gian xem Mồng Một Tết là ngày quan trọng như thế nào thì đạo Phật cũng xem ngày này quan trọng như thế ấy, thậm chí còn quan trọng hơn nhiều. Bởi vì với đạo Phật, đây không những là ngày đầu tiên của một năm mà còn là ngày đánh dấu cho sự ra đời của một vị Phật tương lai - Phật Di-lặc. Vì thế, với đạo Phật, mừng xuân mới cũng chính là mừng Xuân Di-lặc vậy. Trong nghệ thuật tranh tượng của Phật giáo, ngài Di-lặc thường được mô tả theo một hình thức hết sức đặc biệt với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi để nói lên rằng:

"Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ

Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.”

Chúng ta thường thấy hình tượng sáu đứa trẻ bám lấy Ngài. Đây là hình ảnh tượng trưng cho lục tặc, nghĩa là sáu đứa giặc hằng theo quấy nhiễu những kẻ tu hành. Cái khổ của con người là do 6 căn (nhãn-mắt, nhĩ-tai, tỷ-mũi, thiệt-lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà sinh ra. Tuy sống giữa trần đời khổ ải, nhưng Ngài vẫn cười tươi, bởi Ngài không dính mắc. Chúng ta phải học theo gương đức Di Lặc, xả tất cả chấp ngã, chấp pháp. Ngã pháp đã xả hết, chúng ta sẽ tự tại trước mọi cảnh, chừng ấy dù bọn lục tặc phá phách đến đâu cũng không làm não loạn tâm ta. Ta đã thắng được chúng và hàng phục chúng trở thành tay sai đắc lực của ta. Lúc chúng ta còn là phàm phu sáu cơ quan ấy là sáu đứa giặc hằng phá hoại ta, khi chúng ta chứng được quả thánh sáu cơ quan ấy trở thành sáu thứ thần thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tận thông). Thế là, sáu cơ quan ấy thành giặc thù hay thắng dụng đều do tâm chấp ngã pháp hay xả ngã pháp của chúng ta mà ra.

Tiền thân Ngài Di Lặc

Trong một tiền kiếp đời Ðức Phật Ðại Thông Trí Thắng, Ngài cùng Ðức Phật Thích Ca đồng thời phát Bồ Ðề Tâm tu các pháp lành. Ðến đời Ðức Phật Nhựt Nguyệt Ðăng. Ngài cũng xuất gia tu hành như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong quá trình tu tập, Ngài đạt thuận duyên nhiều hơn Đức Phật Thích ca. Vì vậy Ngài thành Phật chậm hơn Thích Ca Mâu Ni. Ngài được Ðức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật Di Lặc sau này tại hội Long Hoa. Qua câu chuyện Di lặc Bồ tát và Phật Thích Ca, chúng ta hiểu thêm một điều: Muốn thành tựu công đức, đừng cầu thuận duyên mà hãy chấp nhận nghịch duyên, tức là những nghịch cảnh gây cho chúng ta đau khổ nhưng sự thành tựu thì nhiều khi ngoài sự mong đợi của chúng ta.

Chuyện kể rằng, vào đời nhà Lương nước tàu, có một vị hòa thượng có tên là Khế Thử. Hòa thượng Khế Thử là người vùng Minh Châu (Triết Giang), hiệu là Trường Đinh Tử, ông thường hay chống tích trượng, quảy một túi vải gai, ngao du khắp nơi vừa hành khất vừa thuyết pháp, nên người cùng thời gọi ông là "Bố Đại Hòa Thượng” (hòa thượng túi vải).

 Theo truyền thuyết thì Bố Đại hòa thượng có thân hình béo tốt, y phục tùy tiện, ngôn ngữ hành vi đều không câu nệ tiểu tiết, có biệt tài dự đoán lành dữ, biết trước nắng mưa gió bão rất linh nghiệm, thần bí khôn lường. Năm Trinh Minh thứ 2 đời Hậu Lương (916), Bố Đại hòa thượng ngồi trên một tảng đá ở Nhạc Lâm Tự mà nhập tịch, ông để lại một bài kệ viết rằng : "Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân ra muôn vàn. Mọi lúc đi dạy người đời mà người đời không biết”.

Dựa vào bài kệ đó, người ta cho rằng Hòa thượng Khế Thử chính là Phật Di Lặc hóa thân chuyển thế, bèn an táng thân thể của ông tại một nơi cách Nhạc Lâm Tự 2 dặm về phía Tây, lập tháp thờ phụng đặt tên là "Am Di Lặc” và xây gác, đắp tượng… Dần dần, theo năm tháng, tượng Bố Đại hòa thượng được lưu truyền khắp mọi nơi với bụng lớn, miệng cười tươi tắn lạc quan, khi đứng, khi đi với tích trượng quảy túi vải, khi ngồi với 5 đứa trẻ quanh mình tạo nên hình tượng "Ngũ tử quấy Di Lặc” hoặc ngồi với 6 đứa trẻ tượng trưng cho "Lục tặc - Lục căn” đã được giáo hóa.

                                           Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật

  

                                            Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật

Sưu tầm

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 312
  • Khách viếng thăm: 305
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 85903
  • Tháng hiện tại: 3132756
  • Tổng lượt truy cập: 92024329
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012