Lý thập nhị nhân duyên (Paticca Samuppàda)

Đăng lúc: Thứ bảy - 27/07/2013 05:53 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Paticca là “do bởi” hay “tùy thuộc nơi”; Samuppàda là “phát sanh hay căn nguyên”. Cho nên, Paticca Samuppàda, theo ngữ nguyên là “Phát sanh ... Tùy thuộc” hay “Căn nguyên Phát sanh”.

1 

Ta nên nhớ rằng Thập Nhị Nhân Duyên chỉ là một bài giảng về tiến trình của vòng sanh tử chứ không phải là một lý thuyết về nguồn gốc cuối cùng của đời sống. Giáo lý này đề cập đến nguyên nhân của sự luân hồi và khổ đau; chứ  không nhằm cố gắng trình bày sự tiến hóa từ khởi thủy của vũ trụ. 

Vô minh là móc nối hoặc nguyên nhân đầu tiên tạo nên vòng luân hồi của kiếp sống. Vô minh làm che lấp mọi điều hiểu biết chân chính (Chánh kiến). 
 
Do vô minh không thấu rõ về Tứ Diệu Ðế đã khiến Hành phát sanh - gồm thiện và bất thiện. Những hành động dù xấu hay tốt đều bắt nguồn từ vô minh, chắc chắn sẽ tạo nên kết quả, dẫn đến sự kéo dài cuộc sống luân hồi. Trái  lại, những hành động lành là căn bản để tận diệt các phiền não của đời sống. 
 
Do nơi Hành phát sanh Thức Tái Sanh. Nó nối liền quá khứ với hiện tại. 
 
Danh Sắc phát sinh cùng lúc với Thức Tái Sanh.
 
Lục Nhập là kết quả của Danh và Sắc. 
 
Do bởi Lục Nhập phát sanh Xúc.  Xúc dẫn đến Thọ.
 
Năm nhân duyên: thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ là kết quả của hành động quá khứ và được gọi là phương diện tiêu cực (thụ động) của cuộc sống.
 
Do nơi Thọ phát sanh Ái, Ái dẫn đến Thủ. Thủ là nguồn gốc gây ra Hữu và Hữu tạo ra sự Sanh trong tương lai. Sanh là nguyên nhân dẫn đến Lão và Tử.  
 
Quả phát sanh vì có nhân, nếu nhân bị diệt thì quả cũng không có. 
 
Suy nghiệm lý Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều ngược ta sẽ hiểu rõ vấn đề.
 
Lão và Tử chỉ có thể có ở trong và với một cơ thể tâm vật lý. Một cơ thể như thế cần phải có sự sanh ra; cho nên, cơ thể bao hàm có sự sinh trong đó. Mà sự sanh là kết quả tất nhiên của hành động hay Nghiệp (Kamma) quá khứ. Nghiệp phát sanh do thủ và thủ là do Ái. Ái chỉ phát sanh khi có Thọ. Và Thọ là kết quả của sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần. Cho nên phải có lục căn mà lục căn không thể có nếu không có Danh và Sắc (tâm và thể xác). Tâm phát sanh do Thức. Thức phát sanh do kết quả của việc làm thiện và ác trong quá khứ. 
 
Hành động tốt và xấu bắt nguồn từ Vô Minh, vì không nhận chân được thực tướng của vạn hữu.
 
Toàn thể phương thức có thể lược tóm như sau:  
 
Do Vô Minh phát sanh Hành (thiện và bất thiện).
 
Do Hành phát sanh Thức (Thức Tái Sanh).
 
Do Thức phát sanh Danh Sắc. 
 
Do Danh Sắc phát sanh Lục Nhập.  
 
Do Lục Nhập phát sanh Xúc.
 
Do Xúc phát sanh Thọ. 
 
Do Thọ phát sanh Ái. 
 
Do Ái phát sanh Thủ. 
 
Do Thủ phát sanh Hữu. 
 
Do Hữu có Sanh. 
 
Do Sanh có Lão Tử, phiền não, ai oán, đau khổ, buồn rầu và thất vọng.
 
Ðó là sự tập hợp toàn bộ tạo nên sự đau khổ. Hai yếu tố đầu tiên của Thập Nhị Nhân Duyên này (Vô Minh, Hành) thuộc về quá khứ; tám yếu tố giữa thuộc về hiện tại và hai yếu tố cuối cùng thuộc về vị lai.
 
Sự đoạn dứt hoàn toàn Vô Minh dẫn đến sự tận diệt Hành.
 
Ðoạn dứt Hành dẫn đến tận diệt Thức.
 
Ðoạn dứt Thức dẫn đến tận diệt Danh sắc.
 
Ðoạn dứt Danh sắc dẫn đến tận diệt Lục Nhập.
 
Ðoạn dứt Lục nhập dẫn đến tận diệt Xúc.
 
Ðoạn dứt Xúc dẫn đến tận diệt Thọ. 
 
Ðoạn dứt Thọ dẫn đến tận diệt Ái. 
 
Ðoạn dứt Ái dẫn đến tận diệt Thủ.  
 
Ðoạn dứt Thủ dẫn dến tận diệt Hữu.
 
Ðoạn dứt Hữu dẫn đến tận diệt Sanh.
 
Ðoạn dứt Sanh dẫn đến tận diệt Lão, Tử, Phiền não, Ai oán, Ðau khổ, Buồn rầu và Thất vọng. 
 
Ðó là sự chấm dứt toàn bộ nguyên nhân gây nên kết quả của khổ đau.
 
Tiến trình Nhân và Quả này tiếp diễn liên tục vô cùng tận. Khởi điểm của tiến trình ấy khó nhận thức được, vì ta không thể rõ lúc nào trong dòng sống của ta không bị bao phủ bởi màn Vô Minh. Tuy nhiên, chỉ khi nào mà vô minh đã được chuyển đổi thành trí tuệ; và dòng sống chứng nghiệm được cảnh giới Niết Bàn, chừng ấy, tiến trình sinh tử hay vòng Luân Hồi (Samsàra) mới chấm dứt.
Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 228
  • Khách viếng thăm: 219
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 85903
  • Tháng hiện tại: 3122787
  • Tổng lượt truy cập: 92014360
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012