Hai cái Tết

Đăng lúc: Thứ hai - 12/08/2013 15:32 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình
Tháng Bảy, có người chỉ biết đến cúng cháo thí cho các cô hồn lang thang không nơi nuơng tựa, cho thập loại chúng sinh, đốt đồ mã cho người thân đã khuất. Tết này dành cho cõi âm.
image


Ngẫm lại một năm dương gian có hai cái tết: Mùng một đầu năm là tết của người sống, Rằm tháng Bảy là tết cho người chết, âm - dương vì thế mà được cân bằng.

Tết rằm tháng Bảy là vào giữa năm, ngày cuối hạ sang thu, người ta còn gọi là tết Vu Lan đền ơn báo hiếu. Tết này là theo tích phật như sau: Mục Kiền Liên bồ tát là đệ tử  của Đức Như Lai. Ngài dùng tuệ nhãn nhìn thấu vạn dặm, phát hiện ra mẹ ruột là Thanh Đề vì mắc tội buôn thần bán phật bị đày vào ngục Atỳ trầm luân, bị quỷ sứ hành hạ ngày đêm. Thương mẹ, Ngài vội đem cơm vào ngục. Nhưng bà mẹ vì nghiệp lực quá nặng cho nên cơm đem đến bỗng chốc hoá thành than lửa đỏ hồng không thể ăn được. Mục Kiền Liên buồn bã, trở về xin với  Đức Thế Tôn cứu vớt mẹ mình khỏi vòng nghiệp chướng dù có mất hết chân tu cũng cam lòng. Phật Tổ cảm động vì tấm lòng, Ngài cho Mục Kiền Liên được một lần báo hiếu, nhưng nhắc Mục Kiền Liên khi xuống cứu mẹ thì cũng giải thoát luôn các vong linh khác đang bị giam giữ hành tội nơi địa ngục, nhân ngày cuối cùng kết thúc, kỳ an cư mùa hạ nhằm ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Do ý nghĩa trên, hàng năm đúng vào ngày này, các tín đồ Phật Giáo đã lập hội Vu Lan Bồn. Như vậy tết này là dành cho người đã khuất và tất cả các cô hồn thập loại chúng sinh. 

Gạt bỏ tất cả những gì gọi là mê tín sang bên cạnh, thì giá trị nhân văn của tết rằm tháng Bảy thật là lớn lao, thật là đặc biệt dành cho tất cả những sinh linh đã từng đi qua dương thế. Nên tết rằm tháng Bảy có văn tế thập loại chúng sinh nghe xót xa sâu thắm đến cõi lòng mỗi chúng ta. Còn có tên gọi là tết Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện Mục Kiền Liên bồ tát cứu mẹ mà ra vậy. 

Đúng như thế, tết Rằm tháng Bảy không có chuyện ăn, chuyện chơi như tết nguyên Đán. Tết này người ta chỉ quan tâm đến người âm. Trong mâm cúng cháo thí có bỏng ngô, chuối, khoai lang, củ dong, hoa quả… Tất cả những gì hàng ngày con người vẫn ăn đều có thể đặt lên thành lễ vật. Cuối cùng không thể quên hai thứ quan trọng nhất đó là bát gạo và bát muối. Hai thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Nó là sự nhắc nhở đến những thứ tối thiểu cần cho con người để tồn tại. Ngoài ra, còn có đồ mã là tiền vàng, quần áo, tư trang được sắm sanh đốt theo sau lễ cúng. Đáng để ý là trong lễ còn có y phục cho chúng sinh, tiền xu để chia cho dễ. 

Triết luận về đời sống con người có bốn chữ là sống tết - chết giỗ thể hiện vào hai cái tết này trong một năm. Tết là cho người đương thời, còn giỗ là dành cho quá khứ để người ta nhìn lại như một bài học giáo huấn về nhân phẩm và nhân văn trong cuộc sống, để điều chỉnh cuộc sống cho mình.
Đỗ Đức (PTVN)

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 256
  • Khách viếng thăm: 233
  • Máy chủ tìm kiếm: 23
  • Hôm nay: 12488
  • Tháng hiện tại: 2820631
  • Tổng lượt truy cập: 88625234
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012