Cố đô Huế – nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Đăng lúc: Thứ năm - 21/11/2013 07:56 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Thiếu nữ Sông Hương với tà áo dài tím bên cầu Tràng Tiền sáu vai, mười hai nhịp là một phần làm nên Huế dịu dàng pha lẫn trầm tư. Tôi không sinh ra nơi kinh kỳ cổ kính, nhưng may mắn được sống qua những năm tháng của tuổi sinh viên trắng trong đằm thắm bên núi Ngự, sông Hương. Tốt nghiệp ra trường, xa cách Huế nhiều năm, làm tôi quên được bao kỷ niệm êm đềm của những ngày xa…

Những con đường rợp bóng cây xanh, hiền hòa như năm tháng, vẫn bình dị trôi đi trên mảnh đất bao năm không biến đổi, mặc cho những vần xoay thiên biến vạn hóa. Như con người xứ Huế bao đời vẫn âm thầm cố giữ cho mình cái hồn riêng của chốn cố đô thâm nghiêm, trầm lắng, không nói bằng lời nhưng dường như có một giao ước ngầm như thế.

Mang diện mạo một thành phố thời hiện đại, cũng người xe nhưng không hối hả đến xô bồ như ở những nơi đô hội khác. Đến Huế, người ta cảm nhận được cái thanh bình, cả trong nhịp điệu giao thông. Những em nữ sinh dịu dàng trong tà áo dài trắng, tím, thong thả đạp xe qua các con phố vắng. Hiếm khi nghe tiếng rú ga ầm ĩ, hay hình ảnh xe máy, ô-tô phóng “như điên” trên đường. Người Huế dịu dàng trong cả dáng đi.

Có lẽ nên gửi một lời cảm ơn đến những con người nơi đây, chân chất trong tình cảm, nặng lòng yêu vốn xưa, quốc hồn quốc túy. Đến Huế, người ta không chỉ để ngắm nhìn những thành quách, đền đài, cung đình, lăng tẩm của những triều đại xưa. Ta còn cảm nhận được cả một không gian phảng phất âm vang ngày cũ. Đó là cửa Ngọ Môn ngày ngày tôi qua lại, trong trưa hè nắng cháy hay chiều mùa đông mưa bay trắng trời, vẫn như vẫn có tiếng thì thầm đâu đây về một sự trang nghiêm, cổ kính. Nhịp điệu cuộc sống, tiếng nói con người nghe ngọt ngào, chậm rãi và như không muốn phá vỡ những gì thiêng liêng thành kính.

Cố đô Huế nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Cửa Ngọ Môn ngày ngày qua lại vẫn âm thầm một tiếng nói nghiêm cẩn về một thời cố đô kinh kỳ

Đường Lê Duẩn, con đường dẫn vào thành phố, đi qua Kỳ đài, khu Thành nội, qua Phú Văn Lâu bên bờ sông Hương nơi cửa ngõ thành phố, có lẽ là con đường đặc biệt nhất trên chặng đường quốc lộ bắc – nam. Đó chính là một lời chào, lời giới thiệu hoa mỹ về cố đô yêu kiều.

Cố đô Huế nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Phu Văn Lâu bên bờ sông Hương, trước Kỳ đài.

Cố đô Huế nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Đường Lê Duẩn, con đường dẫn vào thành phố Huế, đoạn đường quốc lộ đẹp nhất.

Mọi người thường háo hức về một chợ Đông Ba, về những khu lăng mộ hoành tráng của các triều vua chúa xa xưa, về chùa Thiên Mụ mang nét độc đáo của một miền đất yên bình gần gũi với đạo Phật. Nhưng Huế cho ta nhiều hơn thế. Những khuôn viên lăng tẩm, đền đài vẫn giữ nguyên được cái không gian xưa, chứ không chỉ ở màu thời gian trên bức tường, mái ngói.

Cố đô Huế nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Những bức tượng thành nội vẫn thâm nghiêm lưu giữ dấu tích những tháng năm kinh kỳ

Cố đô Huế nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Không gian ngày cũ vẫn như hòa quyện trong những cảnh quan khuôn viên ghi dấu ấn lịch sử này

Vả lại cái thời tiết, màu trời của Huế cũng rất riêng, rất Huế. Cái nắng mật ong mỗi độ thu về giống như tấm sa vàng khoác lên những mảng màu xanh mát, điểm trang nét tươi vui cho mảnh đất cũ này. Còn những ngày mưa, mưa trắng trời, màu xám lạnh lại đưa Huế về với một không gian thâm trầm sâu lắng.

Cố đô Huế nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Màu tím áo dài cô thiếu nữ sông Hương là một nét đặc trưng, làm ngẩn ngơ chàng trai xứ lạ.

Có bạn trai còn “tham lam” muốn được một cô gái Huế dẫn đi thưởng lãm hoa sen hồ Tịnh Tâm, cái tên hồ gây ấn tượng, giàu biểu cảm.

Cố đô Huế nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Sen trắng thanh khiết trên hồ Tịnh Tâm

Hay lãng mạn là khi ngồi trên thuyền du ngoạn sông Hương ban đêm, nghe điệu hò nam ai, nam bình tha thiết.

Nhã nhạc cung đình thu hút nhiều người đến Huế. Tuồng cổ cũng là một thể loại văn nghệ làm nên nét riêng của Huế.

Cố đô Huế nét dịu dàng pha lẫn trầm tư

Những tiết mục nhã nhạc cung đình Huế làm say đắm lòng người

Người Pháp yêu Huế đến độ dành nhiều ưu ái, đầu tư cho Huế, nhiều hơn cho bất kỳ nơi nào khác trên dải đất Việt Nam. Họ tham gia tích cực, đều đặn vào các chương trình văn hóa Huế, như Festival Huế, chương trình giao lưu các thành phố trong Cộng đồng nói tiếng Pháp, và nhiều chương trình nhỏ khác nữa.

Thành phố cố đô thật xứng đáng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Theo Thanh Huyền – DVT.vn

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 258
  • Khách viếng thăm: 249
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 59838
  • Tháng hiện tại: 2993547
  • Tổng lượt truy cập: 91885120
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012