Hoằng pháp với phương tiện truyền thông đại chúng

Đăng lúc: Thứ hai - 01/04/2019 09:06 - Người đăng bài viết: Ban Biên Tập
Đức Phật cách chúng ta trên 25 thế kỷ nhưng đã thấu triệt tác dụng sức mạnh tác động của hình ảnh và âm thanh. Xét về tính chất và hiệu dụng truyền thông xã hội, sự lan tỏa nhanh chóng về hình ảnh và âm thanh, làm cho thế giới thành “thế giới phẳng” thì đức Phật là bậc thầy vấn đề này.
Theo kinh Du Hành "Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người (Tương Ưng Bộ Kinh I, 128)".
 
Giống như quãng cáo hay PR làm cho khách hàng quen thuộc với hình ảnh thương hiệu sản phẩm, làm cho họ không quên khi sản phẩm đó được lập đi lập lại. Và nhân duyên trong buổi giảng, hội lớp học cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn phạm vi đề tài “Hoàng pháp với phương tiện truyền thông xã hội”.
 

 
Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, zalo) hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video – YouTube). Ví dụ: MySpace và YouTube trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2008.
 
Khái niệm “Truyền thông xã hội”: Theo từ điển wikipedia, “truyền thông xã hội (tiếng Anh: Social Media) là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, do đó các tin tức có thể chia sẻ, và lưu truyền nhanh chóng và có tính cách đối thoại vì có thể cho ý kiến hoặc thảo luận với nhau.
 
Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, zalo) hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video – YouTube). Ví dụ: MySpace và YouTube trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2008”. Qua khái niệm ta có thể cách đơn giản: truyền thông xã hội là cách truyền đạt thông tin nhanh chóng qua các dịch vụ mạng xã hội và có tính tương tác, thời sự cao. Vì người đọc tin có thể phản hồi ý kiến trực tiếp và thông tin ngay khi sự kiện đang diễn ra.
 
Lợi ích của truyền thông xã hội qua góc nhìn hoằng pháp: Như vậy, hoằng pháp là bổn phận thiêng liêng, hàng Tăng sĩ luôn ưu tư tìm phương pháp hoằng pháp nào cho có hiệu quả nhất là điều tất nhiên. Vậy chúng ta nhìn về các mạng xã hội có giúp gì được hay có những ưu thế gì cho việc hoằng pháp là phải xem xét thật nghiêm túc và thấu đáo.
 
Phổ cập hình ảnh đạo Phật: Như chúng tôi đã nói ở phần dẫn đề, hình ảnh và âm thanh có sức tương tác cao nhất trong giao tiếp mà Đức Phật chúng ta đã sử dụng qua hình ảnh khất sĩ và du hành hoằng pháp. Giờ đây để làm hình ảnh Tăng đoàn, hình ảnh Phật giáo được lang toả rộng rãi và quen thuộc đối với quần chúng, chúng ta không vất vả đi trực tiếp trên mọi nẻo đường nữa mà sử dụng các trang mạng xã hội đó là một ưu thế rất quan trọng.
 
Thời sự và tương tác: Chúng ta truyền đạt tin tức ngay khi sự việc đang diễn ra, vì vậy nó mang tính thời sự. Và hiện nay quý tôn đức như thầy Nhật Từ, thầy Minh Nhẫn là một trong những tấm gương sử dụng ưu thế này của mạng xã hội để hoằng pháp. Từ tính thời sự như vậy, kéo theo hệ quả là tính tương tác. Khi người nhận được tin, họ có ý kiến, có phản hồi trực tiếp từ tin chúng ta truyền đạt. Và khi có tín tương tác như vậy thì tạo lập nên tính dân chủ, và kiểm soát được hiệu ứng tin của chúng ta đăng.
 
Ví dụ chúng ta biết được bao nhiêu người đã xem tin chúng ta đăng, họ có quan điểm nhìn nhận về tin này như thế nào và ta có thể học hỏi nhiều kiến thức từ sự phản hồi của họ... Một ví dụ trực tiếp khác, như thầy Minh Nhẫn lần trước có kể, thầy muốn xây ngôi nhà cho một người nghèo nhưng kinh phí chưa đủ, sau khi thầy làm clip trực tiếp để đăng tin thì ngay lúc đang diễn ra đã được mọi người hưởng ứng từ tính tương tác và lập tức có đủ số tiền để xây ngôi nhà tình thương đó và còn dư ra sáu căn nữa.
 
Tính kinh tế và lan tỏa: Trước đây để một bài pháp giảng quý thầy phải tốn rất nhiều chi phí, tiền thuê quay phim, tiền dựng phim, tiền mua mấy chép đĩa và tiền vận chuyển đến các nơi mà ta muốn bài giảng đó đến với quần chúng. Hôm nay, chúng ta không còn mất những khoản chi phí nặng nề đó nữa mà tất cả các tin chúng ta đưa hoàn toàn free (miễn phí). Và từ mạng xã hội cho nên không gian không còn giới hạn một đất nước nào mà xuyên quốc gia nên gọi là thế giới phẳng, chúng ta cũng tránh được giấy phép xét duyệt này nọ…
 
Lưu trữ dữ liệu: Đi bất cứ nơi đâu, thời gian nào, chỉ cần người hoằng pháp có điện thoại thông minh và có mạng chung ta sẽ làm được tất cả việc. Vì ưu thế mạng xã hội, hay kho dữ liệu đám mây, sẽ giúp chúng ta có nguồn dữ liệu do chính ta tạo hoặc tìm kiếm. Vì vậy, một lời thỉnh cầu bất ngờ, ta có thể lên kho dữ liệu đám mây, trang cá nhân của chúng ta để lấy tài liệu giảng dạy cho lời thỉnh cầu bất ngờ đó mà không bị lúng túng.
 
Tính chia sẻ thông tin: Chia sẻ là một lối sống hiện đại và rất phù hợp với lời Phật dạy “kiến hoà đồng giải”. Khi chúng ta sử dụng truyền thông xã hội, chúng ta có thể chia sẻ mọi thứ với nhau. Ví dụ hôm nay chúng ta không tham dự lớp học, không tham dự buổi hội thảo, nhưng huynh đệ chúng ta có tham dự, chúng ta muốn đăng thông tin chúng ta chỉ việc chia sẻ thông tin từ người bạn có tham dự trừ thông tin của họ đăng. Hoặc chúng ta có thể chia sẻ các thông tin, tài liệu khác qua chức năng mà mạng xã hội đã có. Điều này rất hữu ích. Ví dụ có một thông tin không hay về Phật giáo, chúng ta có vị nào đó viết bài tốt phản hồi lại thông tin đó. Và chúng ta cùng nhau lấy bài viết phản hồi tốt đó share (chia sẻ) đồng loạt thì chúng có sức mạnh liên kết thông tin, định hướng lại thông tin xấu.
 
Ai cũng là nhà báo, nhà truyền thông: Trước đây, để đưa tin tức phải là những người hoạt động truyền thông, được nhà nước hoặc tổ chức cho phép. Tuy nhiên với ưu thế của truyền thông xã hội thì ai cũng có thể đăng tin. Người có được đào tạo thì đăng theo dạng 5 W 1 H, người không có chuyên môn thì đăng theo kiến thức của mình nhưng biết hay không biết, thì người nhận tin vẫn hiểu được sự kiện đặc biệt là sự kiện truyền trực tiếp.
 
Những mặt trái của truyền thông xã hội:
 
Nhiễu thông tin: Nghĩa là có một sự kiện, nhiều người đưa tin về sự kiện đó nhưng đã đưa bằng chủ quan và mục đích riêng, làm người típ nhận thông tin đó không biết đâu là thông tin có thể tin cậy. Và thông tin có thể đi sai sự thật, tạo mâu thuẫn tổ chức, tôn giáo chính trị…
 
Khó kiểm soát: Do vì ai cũng làm báo nên khó có thể kiểm soát, ngay cả nhà nước hiện nay, có nhiều thông tin phản động nhưng kiểm soát rất khó vì mạng xã hội mang tính quốc tế, các máy chủ đặt ở nước ngoài nên chúng ta khó can thiệp…
 
Phật giáo chúng ta, ngay cả tu sĩ thiếu sự tu học đã đăng lên những lối sống, quan điểm, tư tưởng trái lời Phật dạy, tạo nên nỗi đau chung của Phật giáo.
 
Mất thời gian xử lý thông tin: Do vì ai cũng làm báo nên lượng thông tin phong phú và đa dạng. Chính vì vậy chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để chọn lọc tin và định hướng….
 
Xây dựng khung sử dụng truyền thông xã hội: Chính vì các mặt trái của truyền thông xã hội. Nhằm giúp bảo hộ Tăng đoàn, đứng từ góc độ hoằng pháp và người có kiến thức chuyên môn, chúng tôi trăn trở và mong muốn quý cấp lãnh đạo Phật giáo sớm xây dựng được nội quy hay khung lý thuyết sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt là ban Tăng sự của huyện, tỉnh, TW cần quan tâm và có định hướng để trang nghiêm Phật giáo.
 
Theo chúng tôi, có những gợi ý:
 
- Quy định nội dung đăng tin với quý tu sĩ
 
- Thời gian hoạt động:  Ví dụ tránh các giờ chỉ tịnh của thiền môn vì khi đăng lên mạng xã hội sẽ báo thời gian người ta sẽ hỏi sao giờ này quý thầy còn như thế này thế kia.
 
- Quy định về đối tượng kết bạn: Có những tu sĩ vào mục kết bạn của họ là những đối tượng có đời sống trái ngược Phật dạy….
 
Đó là những gợi ý rất mong có nhiều đóng góp ý kiến để sớm kiến nghị TW. Vì mạng truyền thông xã hội là một thực tế đang diễn ra chúng ta không thể lẫn trốn mà cần định hướng sử dụng để không ngoài mục đích hoằng pháp và bảo hộ Phật giáo qua các loại phương tiện này.

 
Tác giả bài viết: Thích An Tấn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

   GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thống kê

  • Đang truy cập: 522
  • Khách viếng thăm: 519
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 86270
  • Tháng hiện tại: 1880145
  • Tổng lượt truy cập: 87684748
Xem bản: Desktop | Mobile

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012